TRANG CHU

Wednesday, March 18, 2009

10 người giàu nhất giới CNTT






Trụ sở của eBay tại Silicon Valley, nơi tụ hội nhiều tỷ phú công nghệ nhất nước Mỹ. Ảnh: Flickr
Trong 10 người giàu nhất giới CNTT, Microsoft và Google đóng góp 6 nhưng lại thiếu các tên tuổi của Apple, Intel, IBM... đang nổi như cồn.












Bill Gates. Ảnh: Flickr
Dẫn đầu danh sách người giàu là William Henry Gates III. Sinh ngày 28/10/1955, Gates là Chủ tịch của công ty phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft, công ty ông đã cùng sáng lập cùng với Paul Allen.
Ông không chỉ là người giàu nhất Mỹ mà còn là người giàu nhất hành tinh. Gates đã dẫn đầu danh sách Tỷ phú giàu nhất thế giới hàng năm của Forbes kể từ năm 1995. Tài sản ước tính gần đây của ông khoảng 56 tỷ USD.
Trong suốt thời gian bùng nổ dotcom (2000), tài sản của ông có thời điểm đã vượt 100 tỷ USD. Tuy nhiên, thời gian này chỉ diễn ra chóng vánh khi bong bóng dotcom năm 2000 bùng nổ đã lấy đi sự huy hoàng của cổ phiếu của các hãng công nghệ, trong đó có cả Microsoft.
Gates đã vài lần đầu tư ngoài Microsoft mà người ta cho rằng đã đem lại cho ông khoản lương 966 667 USD năm 2006. Trong năm 1989, ông đã thành lập Corbis, một công ty hình ảnh kỹ thuật số. Năm 2004, ông trở thành giám đốc của Berkshire Hathaway, một công ty đầu tư do người bạn lâu năm Warren Buffett dẫn đầu. Tình cờ, Buffett lại là người giàu thứ hai ở Mỹ theo danh sách của Forbes.
Gates kết hôn với Melinda French, người Dallas, Texas hồi tháng 1/1994. Họ đến nay đã có 3 con 11, 8 và 5 tuổi.



Larry Ellison

Larry Ellison. Ảnh: aurorawdc.com
Danh hiệu người giàu thứ hai trong giới công nghệ là Lawrence Joseph Ellison, đồng sáng lập và giám đốc điều hành công ty phần mềm hàng đầu Oracle Corporation. Ellison, 63 tuổi, cũng là người giàu thứ 5 nước Mỹ.
Ông Ellison khởi sự với Oracle năm 1977. Oracle phát hành cổ phiếu ra công chúng năm 1986, một ngày trước Microsoft. Trong ba năm qua, Oracle đã chi 19 tỷ USD để mua 21 công ty phần mềm, gồm cả PeopleSoft với 11 tỷ USD và Siebel Systems với 5,9 tỷ USD. Đã được cấp bằng lái máy bay, người ta nói rằng ông Ellison có đến vài cái máy bay riêng.
Trong năm 2000, tạp chí Forbes xếp ông là người giàu thứ nhì thế giới với tài sản 47 tỷ USD so với 60 tỷ USD của Bill Gates. Trong năm 2007, ông đã trượt xuống vị trí thứ tư của Forbes, tài sản chỉ còn 26 tỷ USD

Sergey Brin và Larry Page

Sergey Brin (trái) và Larry Page. Ảnh: Flickr
Vị trí thứ ba thuộc về đồng sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page. Cả hai vừa tiến lên vị trí thứ 5 trong danh sách 400 của Forbes với mỗi người có tài sản ước tính là 18,5 tỷ USD. Họ cũng xếp thứ hai trong danh sách những tỷ phú trẻ nhất.
Brin cùng Larry sáng lập Google năm 1998 ở một nhà để xe ô tô của một người bạn. Brin, người gốc Matxcơva đã nhận được bằng cử nhân công nghệ về khoa học máy tính và toán học của Đại học Maryland. Anh cũng là tỷ phú trẻ thứ tư thế giới. Anh tiếp tục gánh vác trách nhiệu điều hành công việc hàng ngày của Google với Larry Page và Eric Schmidt, CEO.
Các quan tâm nghiên cứu của Brin gồm công cụ tìm kiếm, e search engines, giải mã thông tin từ những nguồn không có cấu trúc và khoa học dữ liệu…
Larry Page là sáng lập và CEO của Google cho đến công ty phát triển đến hơn 200 nhân viên và sau đó đã đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch năm 2001. Là con trai của giáo sư, tiến sỹ khoa học máy tính Carl Victor Page thuộc Đại học Michigan State University, Larry đã bắt đầu yêu thích máy tính từ khi lên 6 tuổi. Khi theo bước chân cha vào con đường hàn lâm, anh trở thành một sinh viên ưu tú của Đại học Michigan, nơi anh đã nhận được bằng cử nhân khoa học về cơ khí, tập trung vào kỹ thuật máy tính

Michael Dell

Michael Dell. Ảnh: computerworld.com
Michael Dell, Giám đốc Dell Inc, nhà sản xuất máy tính lớn thứ nhì thế giới được xếp hạng 8 trong danh sách của Forbes với tài sản 17,2 triệu USD.
Dell, 42 tuổi, sáng lập một công ty máy tính có tên PC's Limited ngay trong phòng ở của mình thời anh còn là sinh viên Đại học Texas. Công ty sau đó đổi thành Dell Computer Corporation, rồi thành Dell Inc năm 2003.
Năm 1998, Dell thành lập MSD Capital và năm 1999 anh và vợ thành lập quỹ Michael & Susan Dell Foundation để quản lý đầu tư và các hoạt động từ thiện đại diện cho gia đình nhà Dell.
Năm ngoái là một năm khó khăn với Dell, khi cổ phiếu giảm đến 60%. Trong tháng 8/2006, công ty đã thu hồi 4,1 triệu laptop sau khi có những khiếu nại về pin. Susan, vợ anh là chủ nhãn hiệu thời trang Phi






Paul Allen

Paul Allen. Ảnh: Flickr
Paul Gardner Allen, đồng sáng lập Microsoft Corp với Bill Gates năm 1975. Danh sách đầu tư nhiều tỷ USD của Allen bao gồm cổ phần lớn trong hãng giải trí DreamWorks Animation SKG, Digeo, Oxygen Media, bất động sản và hơn 40 công ty công nghệ, truyền thông và nội dung khác.
Người đề xướng "Thế giới kết nối" còn sở hữu hai đội bóng rổ chuyên nghiệp trong giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA. Trong tháng 4/2007, tạp chí Time xếp Allen trong số 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới
Steve Ballmer

Steve Ballmer. Ảnh: Flickr
Steven A Ballmer trở thành giám đốc điều hành Microsoft Corporation năm 2000. Ông là người đầu tiên trở thành tỷ phú ở Mỹ dựa vào quyền chọn cổ phiếu dành cho nhân viên của một công ty mà ông không tham gia sáng lập.
Xếp hạng 16 trong danh sách giàu nhất của Forbes, tài sản của Ballmer khoảng 15,2 tỷ USD. Ballmer gia nhập Microsoft năm 1980 và là nhà quản lý kinh doanh do Bill Gates thuê.
Trong suốt 20 năm qua, Ballmer đã lãnh đạo vài bộ phận của Microsoft, bao gồm phát triển hệ điều hành, bán hàng, hỗ trợ sau bán hàng.
Được mô tả là người sôi nổi, vui tính, tham vọng, chân thành, đầy nhiệt huyết, Ballmer đã truyền cho Microsoft tinh thần, tầm nhìn và sự điều hành tràn đầy sinh lực của chính mình trong nhiều năm qua.





Pierre Omidyar

Pierre Omidyar. Ảnh: Flickr
Cha đẻ của đấu giá trực tuyến, sáng lập viên eBay Pierre Omidyar. Xếp thứ 32 trong danh sách 400 của Forbes, tài sản của Omidyar khoảng 8,9 tỷ USD. Pierre đã trở nên say mê máy tính khi vẫn còn ở trường trung học và đã tốt nghiệp Đại học Tufts năm 1998 với tấm bằng khoa học máy tính. Sau khi tốt nghiệp, anh làm việc cho Claris, một công ty có vốn góp lớn của Apple Computer, phát triển phần mềm Macintosh.
Trong năm 1991, anh đồng sáng lập Ink Development Corp với ba người bạn. Công ty bao gồm một mảng mua bán trên Internet và sau này được đổi tên thành eShop Inc. Năm 1996, eShop được bán cho Microsoft.
Bị hấp dẫn bởi vấn đề kỹ thuật về thành lập một nơi trực tuyến dành cho đấu giá trực tiếp các sản phẩm sưu tập từ cá nhân đến cá nhân, anh đã tạo ra một nguyên mẫu đơn giản trên trang Web cá nhân của mình và đã khai trương dịch vụ trực tuyến gọi là Web đấu giá năm 1995. Doanh thu đem lại bắt đầu chảy về ào ào. Năm 1997, Omidyar đã đổi tên công ty là eBay.



Jeff Bezos

Jeff Bezos. Ảnh: Flickr
Jeffrey Preston Bezos, sáng lập, chủ tịch, giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị Amazon.com có tài sản khoảng 8,7 tỷ USD. Với con số này, ông là người giàu thứ 8 trong giới công nghệ và thứ 35 ở Mỹ.
Trong danh sách Nhân vật của năm 1999 của tạp chí Time, Bezos khởi sự với Fitel, một công ty mới thành lập nhưng đang xây dựng được một mạng lưới điều hành thương mại toàn cầu. Tốt nghiệp Đại học Princeton, làm việc cho DE Shaw & Co với tư cách là nhà phân tích tài chính một thời gian ông mới thành lập Amazon năm 1994 - công ty đã định nghĩa lại sự sử dụng Internet.
Trong năm 2004, ông thnàh lập công ty Blue Origin. Bezos cũng có một công ty đầu tư gọi là Bezos Expeditions


James Goodnight

James Goodnight. Ảnh: ITworldcanada.com
James Jim Goodnight là giám đốc điều hành SAS Institute, nhà cung cấp phần mềm thông tin doanh nghiệp (business intelligence) hàng đầu thế giới. Xếp thứ 9 trong số nhà công nghệ giàu nhất, Goodnight là người giàu thứ 35 ở Mỹ với 8,7 tỷ USD.
Phần mềm SAS đầu tiên do Goodnight và các đồng nghiệp Đại học North Carolina State University tạo ra để phân tích các dữ liệu nghiên cứu nông nghiệp. Goodnight đã sáng lập SAS năm 1976, một công ty nổi tiếng với văn hoá công ty. Goodnight có bằng tiến sỹ thống kê của North Carolina State University. Cùng với vợ, Ann, ông đồng sáng lập Học viện Cary năm 1996, một trường học chuẩn bị cho các học sinh trước khi vào đại học với mục tiêu tạo một mô hình trường học tích hợp với công nghệ.

Eric Schmidt

Eric Schmidt. Ảnh: Flickr
Eric Emerson Schmidt là chủ tịch và CEO của Google và là một thành viên của Hội đồng giám đốc của Apple. Các sáng lập viên Google đã tuyển Schmidt từ Novell, nơi ông dẫn đầu bộ phận kế hoạch chiến lược, quản trị và phát triển công nghệ. Trước khi được bổ nhiệm ở Novell, Schmidt là giám đốc công nghệ của Sun Microsystems, nơi ông đã dẫn đầu phát triển Java, chương trình nền tảng độc lập của Sun và đã định nghĩa chiến lược phần mềm Internet của Sun. Trước khi gia nhập Sun năm 1993, ông là một thành viên của nhóm nghiên cứu tại phòng nghiên cứu khoa học máy tính tại Xerox Palo Alto Research Center (PARC).
Schmidt có bằng cử nhân khoa học về kỹ sư điện toán Đại học Princeton University và một bằng cao học, tiến sĩ khoa học máy tính thuộc Đại học California-Berkeley

Vì sao bạn là người giàu có?

Vì sao bạn là người giàu có?

- Chàng trai, sau trông cậu buồn thế, có việc gì không vui à?
- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo. - Chàng trai buồn bã nói.
- Nghèo ư, cháu là một người giàu có đấy chứ.
- Chưa ai nói với cháu như vậy cả, cháu rất nghèo.
- Giả như ta chặt một ngón tay cái của cháu, ta trả cháu 3 đồng vàng, cháu có đồng ý không?
- Không ạ.
- Giả như ta chặt của cháu một bàn tay, ta trả cháu 30 đồng vàng, cháu đồng ý không?
- Không bao giờ.
- Vậy ta muốn lấy đi đôi mắt của cháu, ta trả cháu 300 đồng vàng, cháu thấy thế nào?
- Cũng không được.
- Vậy, ta trả cháu 3.000 đồng vàng để cháu trở thành một ông lão như ta, già cả, lú lẫn được không?
- Đương nhiên là không.
- Cháu muốn giàu. Vậy ta sẽ đưa cho cháu 30.000 đồng tiền vàng để lấy đi mạng sống của cháu, cháu thấy thế nào?
- Cháu cảm ơn ông! Cháu đã hiểu cháu cũng là một người giàu có.
Trong cuộc sống, rất nhiều người thường than thân trách phận mà không hiểu thực ra mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người khác. Bạn hãy xem:

- Nếu sáng nay tỉnh dậy, cảm thấy mình khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.
- Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét rình rập, thì bạn đã may mắn hơn 500 triệu người trên trái đất.
- Nếu trong tủ lạnh nhà bạn có thức ăn, bạn có quần áo để mặc, có tiền để tiêu, thì bạn đã hạnh phúc hơn biết bao người nghèo đói vô gia cư trên thế giới.
- Nếu bạn có tài khoản trong ngân hàng, thì bạn đã được xếp vào nhóm 8% những người giàu có trên thế giới.
- Nếu bố mẹ bạn vẫn còn sống và vẫn sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau, thì bạn thuộc số ít nhóm người hạnh phúc nhất trên thế giới.
- Nếu trên khuôn mặt bạn lúc nào cũng nở một nụ cười tươi tắn, bạn luôn cảm thấy lạc quan yêu đời, thì bạn là người vô cùng hạnh phúc bởi trên thế giới có rất nhiều người muốn lạc quan như bạn mà cũng không được.
- Nếu bạn được ôm người thân vào lòng hay được dựa vào bờ vai của họ để nói lên tâm sự của mình, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều những người không bao giờ nhận được tình yêu từ người khác.
- Nếu bạn đọc được những dòng chữ này, thì bạn hạnh phúc hơn 2 tỷ người không thể đọc được trên trái đất này.
Sau khi đọc xong những dòng chữ này, bạn có thể nhìn lại mình qua gương và mỉm cười: “Hóa ra, mình cũng là một người giàu có.”

Người Trẻ Tuổi! Hãy Lắng Nghe và Học Tập Để Sống Một Đời Sống Tốt Lành

“Nhưng, hỡi con, là người của Đức Chúa Trời, hãy tránh những sự đó đi,
mà tìm điều công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, nhịn nhục, mềm mại.”
(But you, man of God, flee from all this, and pursue righteousness,
godliness, faith, love, endurance and gentleness.)

[PP] * Sáng nay tôi muốn bắt đầu bài giảng bằng 1 câu hỏi… để mỗi người c/ta hãy tự xét… đó là
“Bạn có đang sống 1 đời sống tốt lành và thỏa mãn chưa?”

> Mỗi ngày c/ta xem TV, hình như ~quảng cáo… cho thấy 1 đời sống vui thỏa
… hình như là 1 đời sống đang được hưởng mọi thú vui tối đa ở trên đời này
[PP] # Nhất là ~quảng cáo của ~hãng beer… cho thấy là 1 đời sống vui thỏa
luôn có đầy ~người nữ trẻ đẹp ngồi ở bên cạnh, vui vẻ uống beer và xem ~c/trình thể thao trên TV
# 1 Quảng cáo của hãng “beer” Corona cho thấy hình ảnh của 1 cặp tình nhân, đang nằm phơi nắng riêng trên 1 bãi biển xanh ngát/cát trắng, bên cạnh là ~chai beer hiệu Corona, và họ không thèm để ý đến điện thoại cầm tay đang reng lên…
> 1 Số khác có thể định nghĩa 1 đời sống vui thỏa là 1 đời sống có thật nhiều tiền bạc… để có thể mua sắm được bất cứ thứ gì; hay là 1 đời sống có 1 công ăn việc làm/chỗ đứng quan trọng đầy quyền thế cho Mr. Donald Trump trong xã hội ngày nay chăng…
> Nhưng đó có thật là 1 cuộc sống vui thỏa, tốt lành, c’est la vie không?

[PP] # Nhà triết gia Aristotle có lần định ý nghĩa của 1 cuộc sống không đáng sống như sau: “The unexamined life wasn’t worth living!” Tạm dịch: “Đời sống nào mà không thèm suy xét kỹ càng, coi xem định mệnh của nó dẫn mình đi đến đâu là đời sống không đáng sống…”
[PP] > Có lẽ nhà triết gia này biết nhìn xa… và đang tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Đời sống này rồi sẽ đi đến đâu?”… và có lẽ cho đến khi nào mình tìm được câu trả lời cho nó… thì thật sự mới biết sống thể nào là tốt lành và vui thỏa chăng?
# Có 1 chàng thanh niên trẻ tuổi vào nhà thờ khoe với vị MS
… là mình đang có c/trình để đạt 1 bằng đại học rất cao
> Vị MS hỏi: “Thế sau khi anh ra trường rồi sẽ làm gì?” Tôi sẽ tìm 1 công việc tốt… với số lương thật cao
> Vị MS hỏi tiếp: “Rồi sao nữa?” Tôi sẽ để dành tiền mua cho mình 1 chiếc xe Mercedez đời mới nhất
> Vị MS hỏi tiếp: “Rồi sao nữa?” Tôi sẽ xây cho mình 1 căn nhà theo ý và kiểu mà tôi đang mơ tưởng đã lâu
> Vị MS hỏi tiếp: “Rồi sao nữa?” Tôi sẽ tìm 1 cô bạn gái trẻ đẹp… để xây dựng1 gia đình hạnh phúc
> Vị MS hỏi tiếp: “Rồi sao nữa?” Tôi sẽ để dành tiền khi về hưu và đi du lịch khắp nơi trên thế giới
> Vị MS hỏi tiếp: “Rồi sao nữa?” Đến lúc đó… chàng thanh niên ngập ngừng, gương mặt thay đổi
Vì khi suy nghĩ đến cuối đường của đời sống này… anh chưa có câu trả lời cho nó

[PP] > Trong Thánh Kinh có ghi chép lại nhiều người… đã sống 1 đời sống vui thỏa thật
[PP] > Một trong ~người đó chính là sứ đồ Phaolô…
> Ông sống thỏa lòng, đến nỗi đã 1 lần tuyên bố 1 câu bất hủ có chép trong Philíp 1:21 - (For to me, to live is Christ and to die is gain.) “Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy.”
> Tại sao Phaolô lại có cái nhìn về định mệnh cuối cùng cho đời sống của mình 1 cách khác quan như vậy được? Vì ông biết chắc mình sẽ đi về đâu… và biết rõ đinh mệnh cuối cùng đó là gì…

> Như vậy - một đời sống tốt lành trọn vẹn là như thế nào?
[PP] > Hãy học xem ~lời dạy dỗ của Phaolô cho Timôthê là 1 người lãnh đạo trẻ tuổi
về ~bí quyết để làm sao gặt hái được 1 đời sống tốt lành…


I. Phải Có Đức Tin
[PP] > Điều thứ nhất, để có 1 đời sống tốt lành… như lời dậy dỗ của Phaolô cho Timôthê
đó là c/ta trước hết cần có đức tin…
# Trong 1 Tim. 1:18-19 sứ đồ Phaolô khuyên Timôthê điều gì? (Timothy, my son, I give you this instruction in keeping with the prophecies once made about you, so that by following them you may fight the good fight, holding on to faith and a good conscience. Some have rejected these and so have shipwrecked their faith.) “Hỡi Ti-mô-thê, con ta, sự răn bảo mà ta truyền cho con, theo các lời tiên tri đã chỉ về con, tức là, phải nhờ những lời đó mà đánh trận tốt lành, cầm giữ đức tin và lương tâm tốt. Mấy kẻ đã chối bỏ lương tâm đó, thì đức tin họ bị chìm đắm:”

1) Đức tin đến từ đâu?
[PP] > Thứ nhất, muốn có đức tin, c/ta phải chọn 1 đối tượng chính chắn để tin cậy
… chứ không thể nào c/ta tin vào sự hư không được
# Sống trên đời này, ai trong c/ta cũng có đức tin hết… nhưng chỉ khác “đối tượng” mà thôi
kể cả ~người vô thần… đối tượng đức tin của họ chính là mình, phải không?

> Sứ đồ Phaolô nhắc đối tượng của c/ta chính là Cứu Chúa Giê-su Christ
> Tại sao lại là Chúa Giê-su? Vì 2 lý do chính… i) Chỉ có 1 mình Ngài có thể ban cho c/ta sự tha tội
… để c/ta có đủ sự công bình mà trở lại với ĐCT - Đấng sáng tạo nên mình
# Thiết nghĩ lý do số 1, mà nhiều người đến tin nhận Chúa Giê-su… cũng là vì họ biết mình không thể tự cứu mình ra khỏi sự đóan phạt của tội lỗi… trong ngày phán xét cuối cùng; nhưng Chúa Giê-su là Đấng có quyền năng làm điều này… bởi chính huyết vô tội của Ngài

ii) Chỉ có 1 mình Chúa Giê-su có thể ban cho c/ta sự sống lại và sự sống đời đời… vì chỉ có 1 mình Ngài đã từ kẻ chết sống lại, chiến thắng tử thần… và nay đang cầm chìa khoá của âm phủ…
# Khi c/ta bị bệnh, c/ta không đi tìm vị luật sư… nhưng là vị bác sĩ là người có thể chữa bịnh c/ta
# Khi c/ta đau ốm và cần mua thuốc, c/ta không đi vào tiệm bán gỗ (Home depot) vì chỗ đó không có thuốc…
> Cũng vậy, c/ta chọn tin cậy nơi Chúa Giê-su… vì Ngài có quyền năng chuộc tội c/ta
và ban cho sự sống vĩnh cửu… Nếu Ngài không có ~quyền phép này… thì tin Chúa làm chi?

2) Niềm tin của 1 người cơ đốc bắt đầu từ lúc người đó được tái sanh lại…
> Đây không phải là vào lòng mẹ mình mà sanh lại lần nữa… nhưng là lúc 1 người ý thức tình trạng tội lỗi hư mất của mình, ăn năn, và vâng lời ĐCT tin nhận Con Ngài là Cứu Chúa Giê-su… y như lời Kinh Thánh trong Giăng 3:16 có chép – (For God so loved the world that he gave his one and only Son,[a] that whoever believes in him shall not perish but have eternal life.) “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”

[PP] 3) Nhưng đức tin từ lúc được “sanh lại” không phải là 1 thứ đứng yên 1 chỗ… nhưng phải được tăng trưởng lớn lên sanh trái mỗi ngày… vì tự nó có sự sống ở bên trong
> Có lẽ có nhiều người tin Chúa với 1 sự hiểu lầm rất lớn…
> 1 Số cứ nghĩ rằng, sau khi mình tin Chúa: làm phép báp têm, ghi tên vào danh sách H/T, lâu lâu rảnh thì đi nhà thờ... là làm xong bổn phận rồi!
> Bây giờ mình sống chỉ cần biết lo việc thâu trữ của cải, mua sắm, và hưởng thụ… rồi 1 ngày Chúa Giê-su sẽ trở lại trên mây, với máy bay phản lực, và mỗi người c/ta ai nấy được lăn tay, cấp giấy Passport, tuyên thệ… để được rước về Trời!... Đó là loại đức tin chết… theo định nghĩa của sứ đồ Giacơ

> Lẽ thật trong lời Chúa không phải như vậy đâu… tin Chúa Giê-su để có sự cứu rỗi linh hồn – không phải đến đó là hết… nhưng đức tin đó là điểm khởi đầu dẫn c/ta bước vào 1 cuộc chiến thuộc linh… cho đến ngày Chúa Giê-su trở lại
# Có người so sánh hình ảnh về đời sống của 1 cơ đốc nhân
… giống như là con sư tử (lion) và con hưu (gazelle)
> Mỗi sáng thức dậy - mỗi con gazelle biết là mình phải lo tranh đấu chạy nhanh thế nào… cho hơn ~con sư tử
… nếu không thì sẽ bị ăn thịt
> Ngược lại mỗi sáng thức dậy… ~con sư tử biết mình phải chạy làm sao nhanh hơn 1 con gazelle yếu nhất
nếu không mình cũng sẽ chết đói
> Mỗi buổi sáng… c/ta thức dậy là ~người của ĐCT, con cái Chúa… thì cũng phải lấy đức tin mà chạy, hết sức cậy ĐTLinh mà tranh đấu với con người cũ và quyền lực của ma quỉ xung quanh… vì c/ta đang ở giữa 1 cuộc chiến thuộc linh… nếu không chạy… thì mình cũng sẽ chết vào tay nó!

[PP] 4) Mà muốn có 1 đức tin mạnh mẽ để tranh đấu, để chạy
… thì đức tin đó phải được nuôi nấng kỹ càng…
# 1 Tim. 4:6 – (If you point these things out to the brothers, you will be a good minister of Christ Jesus, brought up in the truths of the faith and of the good teaching that you have followed.) “Con giải tỏ các việc đó cho anh em, thì con sẽ nên kẻ giúp việc ngay lành của Đức Chúa Jêsus Christ, được nuôi bởi các lời của đức tin và đạo lý lành mà con đã theo.”
# Chuyện 1 người da đỏ ngồi kể chuyện cho 1 đám trẻ em nghe về bên trong c/ta có 2 con chó đang ở:
1 con chó dữ và 1 con chó hiền… và 2 con này cứ tranh chiến với nhau mỗi ngày
> 1 Đứa bé dơ tay lên hỏi… “Thế thì thưa ông, con chó nào sẽ thắng đây?”
> Ông người da đỏ trả lời: “Con chó nào mà các em cho nó ăn uống đầy đủ mỗi ngày!”
> C/ta mỗi người cũng đang có 2 con người… sống ở bên trong… tùy theo c/ta cho con người cũ với ~tánh xác thịt của nó… hay là con người mới với đức tin của nó ăn uống đầy đủ… thì con người đó sẽ thắng!

> Thức ăn của con người mới của mỗi c/ta mỗi ngày… phải là lời Kinh Thánh
… để giúp đức tin c/ta được mạnh mẽ, khôn ngoan mà đánh thắng trận
# 2 Tim. 3:15-17 – (… and how from infancy you have known the holy Scriptures, which are able to make you wise for salvation through faith in Christ Jesus. All Scripture is God-breathed and is useful for teaching, rebuking, correcting and training in righteousness, so that the man of God may be thoroughly equipped for every good work.) “… và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”


II. Đeo Đuổi Những Điều Có Gía Trị Trường Tồn
[PP] > Điều thứ hai để sống 1 cuộc đời tốt lành (good life) đó là phải khôn ngoan
biết đeo đuổi ~điều có gía trị trường tồn…

1) Muốn như vậy trước hết phải ý thức ~điều nào có gía trị tạm bợ… dẫn đến chỗ hư mất… mà tránh xa ra
> Có tối thiểu 2 điều sứ đồ Phaolô dậy dỗ Timôthê cần phải tránh xa… để sống 1 đời sống tốt lành

[PP] a) Điều thứ nhất… đó là tránh xa “tình dục trai trẻ”
# 2 Tim. 2:22 – (Flee the evil desires of youth, and pursue righteousness, faith, love and peace, along with those who call on the Lord out of a pure heart.) “Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa.”
> C/ta đang sống trong 1 thời đại mà sự cám dỗ của tình dục ở ngoài phạm vị vợ chồng đầy dẫy khắp mọi nơi
# Nội khi c/ta bật TV lên xem ~màn quảng cáo thôi… cũng thấy đầy ~cám dỗ tình dục tìm ẩn ở sau đó… chưa nói đến xem ~TV shows như là “Desperated housewives” hay là “Sex and the City”
… nghe cái tên thôi cũng đã thấy 1 sự khiêu gợi tình dục bậy bạ thể nào rồi
# Hệ thống Internet ngày nay mà chỉ cần đánh vào 1 chữ thôi… thì có cả ngàn ~mạng lưới chứa đầy ~hình ảnh ô dâm hiện ra trước mắt… Free of charge! Mà biết bao nhiêu người đang bị nô lệ cho nó
# Những bài nhạc RAP tục tũi kích thích người ta về sự làm tình và làm tình như thế nào
… vì “if it feels good – just do it!”

> 1 Người muốn sống 1 đời sống tốt lành… thì đừng đến gần ~thứ này… hay nói cách khác… chạy xa ra
# Đố các bạn ở trên đời này thì môn “võ thuật” nào là hay nhất? Võ chạy…
# Mỗi khi chạy bộ mà thấy 1 con chó bull dog không người chủ ở bên phía bên kia đường… bạn sẽ làm gì?
bạn có đến gần xem… hay là tránh xa nó?
# Người ta kể lại cuộc đời của St. Augustine: cuộc sống cũ đủ thứ ~thứ tệ hại nhất trong cuộc sống… nhưng sau này Augustine tin Chúa Giê-su, thì thay đổi cả cuộc đời… trở thành 1 vị linh mục rất được ơn
> Người ta kể có 1 ngày kia, khi Augustine đi trên đường
… gặp phải 1 cô thiếu nữ mà hồi đời trước mình giao du ô uế với
>St. Augustine thấy cô kỵ nữ này thì không nói 1 lời… nhưng cắm đầu bỏ chạy
> Cô thiếu nữ đuổi theo Augustine và la lên
"Augustine, Augustine! Sao anh không nhận ra em… Anh biết em mà?"
> St. Augustine vừa chạy xa và cũng vừa la lên
"Đúng rồi! Nhưng bây giờ cô không biết con người mới của tôi đâu!"

# Chúa Giê-su dậy gì trong Mathiơ 18:8 về cách tránh xa ~điều này – (If your hand or your foot causes you to sin, cut it off and throw it away. It is better for you to enter life maimed or crippled than to have two hands or two feet and be thrown into eternal fire.) “Nếu tay hay là chân ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, hãy chặt và ném nó cho xa ngươi đi; vì thà ngươi què chân hay là cụt tay mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ cả hai tay hay là hai chân mà bị quăng vào lửa đời đời.”
> Đương nhiên c/ta không thể chặt tay, chặt chân được… nhưng c/ta có thể cắt đứt giây cable, cúp internet đi, dục đi cái máy Ipoh, đốt đi ~sách báo chứa ~hình ảnh ô dâm… nếu ~thứ này đang gây c/ta phạm tội

[PP] b) Điều thứ hai Phaolô dậy Timôthê phải canh chừng… đó là “lòng tham lam của cải”
# 1 Tim. 6:9-10/17 – (People who want to get rich fall into temptation and a trap and into many foolish and harmful desires that plunge men into ruin and destruction. For the love of money is a root of all kinds of evil. Some people, eager for money, have wandered from the faith and pierced themselves with many griefs…17Command those who are rich in this present world not to be arrogant nor to put their hope in wealth, which is so uncertain, but to put their hope in God, who richly provides us with everything for our enjoyment.)bội đạ “Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó ............................. 6:17 Hãy răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn, nhưng hãy để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng mỗi ngày ban mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng.”
# Thống kê cho biết ~người muốn giàu lẹ… bằng cách chỉ chăm mua ~vé số… thì chỉ dẫn mình đến chỗ bại hoại mà thôi! # Trên 80% ~người trúng số độc đắc cuối cùng bị phá sản và mắc nhiều nợ nần

> Vì tham lam tiền bạc… mà nhiều người có ~quyết định khờ dại… đánh sai ~giá trị ưu tiên…
# Câu chuyện về 1 ông nhà giàu đang đi trên cái ghe… thình lình bị té xuống sông, nhưng không biết bơi...
> Ông lái đò biết người giàu có… nên bơi đến nói sẽ cứu ông với giá là 5 dollars;
> Ông người giàu hụp lên hụp xuống nước… nhưng còn ráng mặc cả gía cho là 1 dollar thôi...
> Ông lái đò bèn noí thôi 3 dollars đi…
> Người nhà giàu hụp lên rồi nói: "3 dollars còn đắt quá! Thà chết sướng hơn..."


> Câu hỏi… thế nào là tham tiền bạc?
> Đó là khi c/ta lo nghĩ đến tiền bạc qúa mức… đến nỗi c/ta phạm tội
Và tội lỗi theo định nghĩa của Thánh Kinh là trái nghịch lại với điều răn của Chúa
# Nếu ĐR thứ 4 của ĐCT là “Giữ ngày nghỉ làm nên ngày thánh” là ngày thuộc của Chúa để thờ phượng Chúa
… mà c/ta bỏ đi làm thêm… để có thêm tiền… thì c/ta đã phạm tội tham lam của cải… có gì khó hiểu không?

> Lời Kinh Thánh trong câu 17 cho thấy… tội lớn nhất gây ra cho ~người tham lam của cải thường là tội kiêu ngạo… mà chẳng còn đức tin nữa… hay nói cách khác, đối tượng của niềm tin đã thay đổi… vì nay họ đặt lòng mình ở nơi của cải vật chất, thay vì ở ĐCT…
# Có người nói rất đúng… lòng tham lam của cải sanh ra tánh “ego”
… nghĩa là “Edging God Out” (Đẩn Chúa ra ngàoi đời sống mình)

[PP] 2) Nhưng điều Timôthê cần phải làm để có 1 đời sống tốt lành
… đó là “đeo đuổi và trau dồi ~đức hạnh”
# 1 Tim. 6:11 – (But you, man of God… pursue righteousness, godliness, faith, love, endurance and gentleness.) “Nhưng, hỡi con, là người của Đức Chúa Trời… hãy tìm điều công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, nhịn nhục, mềm mại.”
# Động từ “pursue” nghĩa là “to chase something with an intense effort”
# Có bạn trai nào trong kỳ trại năm nay đang “pursue” cô nào with an intense effort không?
> Nhiều người đeo đuổi người mình yêu… cho dù phải bị tốn tiền đến đâu đi nữa cũng không ngại
sẵn sàng bỏ ra để mua vé máy bay… về thăm người mình yêu…

> Những đức hạnh này là gì?
a) Điều công bình – là ~điều thanh liêm, thánh sạch… ~lẽ thật thuộc của ĐCT
b) Tin kính - dịch ra tiếng Anh là “godliness” – có chữ “God” nghĩa là 1 đời sống mà trung tâm điểm luôn là Chúa Giê-su… nên mọi sự quyết định trong đời sống của 1 người tin kính đều có Chúa dự phần làm Chủ
c) Đức tin – là 1 mối liên hệ cam kết với Chúa… không dư dự, không thối lui hay bỏ cuộc
cho dù phải đối diện với ~khó khăn, trở ngại trong đời sống
d) Yêu thương – nói đến tình yêu “agape” không điều kiện
luôn để ý và chăm sóc đến nhu cầu của ~người xung quanh…
e) Nhịn nhục – không phải là yếu điểm… nhưng là “sức mạnh đang ở dưới sự kiềm chế”, sự chịu đựng
để đem đến ích lợi cho đời sống… chẳng hạn như sự hòa thuận với nhau, hay 1 tấm lòng trunh thành
f) Mềm mại – cách c/ta đối xử tử tế và khiêm nhường với ~người xung quanh như thế nào…

# What a big deal about these?
> Có bao giờ suy nghĩ đến ngày “lễ tang” của mình chưa?
> Những người đến dự… đứng bên cạnh quan tài của mình thì họ sẽ nói gì về mình?
Họ có tìm được ~điều tốt lành để nói về c/ta không… hay là nghĩ hoài không ra?
# Là MS, tôi có nhiều cơ hội để viết ~lá thư giới thiệu (Reference letters) cho ~người bạn trẻ khi muốn đi xin học bổng hay là 1 công ăn việc làm tốt…
> Phần đông tôi dễ viết ~lá thư này… nhưng có khi có ~người bạn trẻ tôi ngồi nặn óc ra… nhưng chưa thấy có điều gì tốt lành để đế cập trong lá thư được? Đời sống “tin kính” không có… vì khi nói chuyện chỉ nghe nói đến tiền và làm sao có nhiều tiền; “đức tin” cũng không có… vì lâu lâu trong ngày lễ mới thấy có mặt ở nhà thờ; “yêu thương” thì cũng chẳng có dấu hiệu nào rõ ràng là đang để ý hay chăm sóc ~nhu cầu của ~người xung quanh…


III. Chịu Khổ Trung Tín Cho Đến Cùng
[PP] > Điều thứ ba mà Phaolô dậy dỗ Timôthê để sống 1 đời sống tốt lành… đó là hãy sẵn sàng chịu khổ… mà trung tín cho đến cuối cùng… để nhận phần thưởng vinh hiển không bao giờ tàn…
# 2 Tim. 4:5 – (But you, keep your head in all situations, endure hardship, do the work of an evangelist, discharge all the duties of your ministry.) “Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ.”

[PP] > Sứ đồ Phaolô dùng 3 hình ảnh sau đây để nói đến sự bền lòng chịu khổ mà trung tín cho đến cùng…
người lính giỏi, lực sĩ và người cầy ruộng
# 2 Tim. 2:3-7 – (Endure hardship with us like a good soldier of Christ Jesus. No one serving as a soldier gets involved in civilian affairs—he wants to please his commanding officer. Similarly, if anyone competes as an athlete, he does not receive the victor's crown unless he competes according to the rules. The hardworking farmer should be the first to receive a share of the crops. Reflect on what I am saying, for the Lord will give you insight into all this.) “Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jêsus Christ. Khi một người đi ra trận, thì chẳng còn lấy việc đời lụy mình, làm vậy đặng đẹp lòng kẻ chiêu mộ mình. Cũng một lẽ đó, người đấu sức trong diễn trường chỉ đấu nhau theo lệ luật thì mới được mão triều thiên. Người cày ruộng đã khó nhọc thì phải trước nhất được thâu hoa lợi. Hãy hiểu rõ điều ta nói cho con, và chính Chúa sẽ ban sự khôn ngoan cho con trong mọi việc.”

[PP] 1) Đặc điểm của 1 người lính giỏi trước hết là năng khiếu nhận diện ra kẻ thù của mình
… và ~mưu kế của nó… để canh giữ đồn của mình

> Kẻ thù địch của c/ta là ai?
# Khi viết cho H/T thành Êph. 6:11-12 - sứ đồ Phaolô cũng đã cho c/ta thấy đời sống của con cái Chúa trên đất là 1 trận chiến thuộc linh: trận chiến này "chẳng phải cùng thịt & huyết… nhưng là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối, cùng các thần dữ ở các miền trên trời" (… For our struggle is not against flesh and blood, but against the rulers, against the authorities, against the powers of this dark world and against the spiritual forces of evil in the heavenly realms.)
> ~Chủ quyền, thế lực, vua chúa này là ai? Nó chính là quỉ satan và các cơ binh đi theo nó…

> Nó đến len lỏi trong thế gian làm hết sức mình "cám dỗ" mỗi người c/ta
> Đối với con cái Chúa, satan biết nó không thể làm gì
để cướp mất đi được sự cứu rỗi chắc chắn của c/ta được...
> Chỉ có 1 cách… nó gieo vào đời sống của c/ta nhiều sự khó nhọc, lo lắng, ưu phiền, ~sự mời mọc, cám dỗ của giàu sang, phú qúy, vui thú… từ đó đem c/ta đến sự đam mê, tham lam, lo lắng, ghen ghét, tranh chấp
… hầu làm cho đức tin c/ta trở nên yếu đuối… chẳng sanh trái
> Vì nó biết khi c/ta yếu đuối trong đức tin… thì nếp sống của c/ta không thể nào là 1 người chứng nhân tốt cho Chúa để đem nhiều người khác đến tin nhận Ngài

> Điều ma quỉ cũng sẽ làm đó là nó sẽ đem ~tà giáo lẻn vào trong chính H/T của Chúa… mà Phaolô nói với Timôthê phải canh chừng, như có chép trong 1 Tim. 1:3-4 – (As I urged you when I went into Macedonia, stay there in Ephesus so that you may command certain men not to teach false doctrines any longer nor to devote themselves to myths and endless genealogies. These promote controversies rather than God's work—which is by faith.) “Ta nay nhắc lại mạng lịnh mà ta đã truyền cho con, khi ta đi sang xứ Ma-xê-đoan, con phải ở lại Ê-phê-sô, để răn bảo những người kia đừng truyền dạy một đạo giáo khác, đừng nghe phù ngôn và gia phổ vô cùng, là những điều gây nên sự cãi lẫy, chớ chẳng bổ sự mở mang công việc của Đức Chúa Trời, là công việc được trọn bởi đức tin.”
> Điều căn bản để nhận diện ra tà giáo… đó là họ nói gì về Cứu Chúa Giê-su… có theo như lời Kinh Thánh không? # 1 Tim. 6:3 – (If anyone teaches false doctrines and does not agree to the sound instruction of our Lord Jesus Christ and to godly teaching,) “Ví thử có người dạy dỗ đạo khác, không theo lời có ích của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta và đạo lý theo sự tin kính…”

> Các bạn có nhận diện được ~mánh khóe của ma quỉ xung quanh mình không
… hay là mình đang chìm đắm ở trong đó… mà không biết?
# Thống kê ở trong 1 trường đại học… trên 80% ~sinh viên đại học này nghĩ rằng việc xem ~địa chỉ “porn websites” không có gì là sai hết… chỉ là 1 điều giải trí mà thôi!
# Ngày xưa khi mới qua Mỹ.. tôi thường làm trong nhà bếp của ~nhà hàng Tàu…
> Nhiều khi vì làm trong bếp lâu giờ… tôi bị quen thuộc vào mùi hôi đó
… mà nhiều khi không thấy hôi nữa… cho đến khi người khác cho ý kiến…

# 1 Trong ~tà giáo tân thời nhất mà ma quỉ đang len lỏi vào đời sống của nhiều người… đó là thuyết “Nothing is absolute” Tạm dịch là thuyết “Ở trên đời này không có điều gì tuyệt đối cả!”
> Vì lý thuyết này mà sanh ra ~nan đề như “đồng tính luyến ái” vì thuyết này cho rằng tại sao “hôn nhân” phải tuyệt đối là giữa 1 người nam và 1 người nữ… tại sao không được giữa 2 người nam hay là 2 người nữ?
> Trong tương lai có thể giữa con người và súc vật cũng được… vì đâu có điều gì tuyệt đối!
# Trên đời này có nhiều điều tuyệt đối… mà không thể thay đồi được… như 1 + 1 là 2… hay là nếu anh nhẩy ra khỏi từng lầu thứ 10 mà không mang theo dù… thì đương nhiên sẽ đập mặt xuống đất mà chết ngay tức khắc…

[PP] 2) Đặc điểm của người lực sĩ giỏi là phải chịu đựng luyện tập
# Phỏng vấn của 1 người lực sĩ chạy đua cho thế vận hội - điều gì khó nhất?
Có phải là dậy sớm mỗi ngày để tập chạy không?
> Điều khó nhất là mỗi khi lái xe qua tiệm ăn fastfood Mc Donald… thấy hình của 1 cái hamburger
Tôi phải quay mặt đi chỗ khác
# Các bạn nghĩ các lực sĩ thể thao đang làm gì để sửa soạn tranh giải trong thế vận hội ở Bejing?
họ có đang thức khuya party, ngủ trễ, ăn uống bừa bãi không?

> Người lực sĩ giỏi phải biết làm chủ “cái tôi” của mình, cùng ~bản ngã mê tham của nó…
# I Giăng 2:16 - sứ đồ Giăng có chép kẻ thù ấy là sự mê tham của xác thịt, của mắt và sự kiêu ngạo của đời là ~bản ngã của con người cũ tội lỗi bên trong trong c/ta - (For everything in the world—the cravings of sinful man, the lust of his eyes and the boasting of what he has and does—comes not from the Father but from the world.)

# Muốn làm chủ được “cái tôi” thì phải bắt chước Phaolô I Côr. 9:27 đó là - "tôi đãi thân thể 1 cách nghiêm khắc.. bắt nó phải phục" (I beat my body and make it my slave so that after I have preached to others, I myself will not be disqualified for the prize.)… Có nghĩa là không có chiều theo tư dục… nhưng bắt “cái tôi” làm nô lệ mình… thì mới trung tín với Chúa cho đến cuối cùng, mà lãnh phần thưởng

[PP] 3) Hình ảnh của người cầy ruộng… chịu khổ “dầm mưa dãi nắng”
… để đem Tin lành đến với mọi người
# 2 Tim. 4:5 – (But you, keep your head in all situations, endure hardship, do the work of an evangelist, discharge all the duties of your ministry.) “Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ.”

# Bài Thánh Ca “Gánh Lúa Về” cho thấy hình ảnh của 1 người ra đi gieo trong nước mắt
… trở về vui mừng gánh lúa trên vai…
> Bạn đang gánh gì trên vai của mình không… cho nước của ĐCT chưa?
Có lẽ là vì c/ta chưa chịu đi ra như 1 người cầy ruộng giỏi… gieo hạt giống của Tin Lành chăng?

[PP] # Trong ngành quân đội Marine Corps có 1 logo (khẩu hiệu) rất oai dũng:
[PP] > Đó là “Always faithful” (hãy luôn trung thành)
[PP] > Trong Khải Huyền 2:10b – Chúa Giê-su còn có 1 khẩu hiệu hay hơn nữa cho ~người muốn đi theo [PP] Ngài đó là: “Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống.” (…Be faithful, even to the point of death, and I will give you the crown of life.)

--------------
[PP] > Chúa Giê-su khi Ngài vào đời… Ngài đến với 1 mục đích rõ rệt
Đó là vâng theo ý Cha… chết chuộc tội cho nhân loại
> Ngài đã nhịn nhục, chịu đựng mọi đau khổ… cho đến hơi thở cuối cùng trên cây TTG
> Giờ đây… Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Cha trong sự vinh hiển đời đời… vì đã sống lại từ cõi chết, chiến thắng tử thần… và đó là 1 đời sống tốt lành… thật đáng sống!

[PP] > Bạn có muốn sống 1 đời sống tốt lành không?

[PP] > Hãy đặt lòng tin cậy nơi Cứu Chúa Giê-su… và bắt chước Ngài… ngay hôm nay!

Tại sao những người giàu càng ngày càng giàu hơn


Những người giàu có - họ là ai? Họ là những người may mắn được thừa hưởng từ cha mẹ khối tài sản khổng lồ? Là những kẻ may mắn trúng số? Hay là những người chắt chiu, bằng công sức và trí tuệ của mình tạo nên sự nghiệp? Tất cả những điều trên đều đúng - họ là những người giàu có. Nhưng, có một thực tế rằng, những người giàu có đang trở nên ngày càng giàu có hơn. Những con người giàu có đang càng ngày bắt đồng tiền của mình sinh sôi một cách hiệu quả.
Hãy giữ lấy những ý tưởng kinh doanh mới mẻ
Khi tôi mới lớn (vào những năm 1960), cha mẹ tôi đã nói với tôi rằng: “Hãy lắng nghe những người lớn tuổi .Con cần phải học hỏi từ sự từng trải và trí tuệ của họ. Một ngày nào đó khi con già đi thì những người trẻ tuổi sẽ lắng nghe con nói. Vì vậy tôi đã lắng nghe cha mẹ mình với sự khâm phục hiểu biết của những người lớn tuổi.
Nhưng ý tưởng đó nay đã bị đảo ngược trở lại: Ngày nay, nhưng người trẻ tuổi như tôi cần phải đánh giá cao sự hiểu biết của những nguời trẻ hơn chúng tôi.
Ý tưởng từ những người trẻ tuổi hơn
Trong kinh doanh, sự thành công thường đến từ sự mới mẻ trong những ý tưởng của bạn. Tuy nhiên, ngày nay, con người ở mọi lứa tuổi đều gặp khó khăn vì những ý tưởng của họ không chỉ cũ mà đã lỗi thời.
Một ví dụ của ý tưởng lỗi thời là công việc truyền thống. Công việc là một khái niệm cũ đã tồn tại hàng thế kỷ, được tạo ra trong suốt cuộc cách mạng công nghiệp. Mặc dù sự thực là chúng ta đang ở trong thời đại Thông Tin, nhưng nhiều người vẫn đang học, đang làm việc, với ý tưởng lỗi thời của thời đại công nghiệp: một công việc an toàn và chắc chắn.
Bây giờ con người không chỉ đơn thuần mất công việc: chúng bị chuyển ra nước ngoài hay cùng nhau biến mất. Như Alan Bliner, một nhà kinh tế và cựu Phó Chủ tịch của Ủy ban lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nói: “một cuộc cách mạng công nghiệp mới, kỹ thuật truyền thông cho phép các dịch vụ được điều khiển điện tử từ xa - sẽ đăt khoảng 40 triệu công việc của người Mỹ trước nguy cơ sẽ bị chuyển ra khỏi ngoài đất nước này trong một hay hai thập kỷ tới”. Con số đó cao gấp hai lần số công nhân Mỹ trong ngành chế tạo hiện nay.
Mặc dù có những con số đáng báo động như vậy, trường học của chúng ta vẫn lập trình cho những đứa trẻ đang tìm công ăn việc làm. Lời khuyên cho mọi người tới trường để học để trở thành một người lao động cũng lỗi thời như lời khuyên tới những bạn trẻ trở thành người nông dân và làm việc cho một địa chủ. Mọi người cần được đào tạo để trở thành nhà đầu tư và nhà doanh nghiệp chứ không phải là người làm công.
Lỗi thời trong vòng 18 tháng
Quan điểm của tôi là: Để nhanh chóng thay đổi thế giới, không có gì nguy hiểm hơn là những ý tưởng đã lỗi thời. Bạn hãy nhìn vào Amazon.com đã làm thay đổi những công ty bán sách hàng đầu thế giới như Borders và Barnes & Noble hay việc Skype hạ gục công ty kinh doanh khổng lồ như AT&T. Bạn có biết được nơi mà những người lao động cho các ông chủ của thời đại công nghiệp sẽ làm trong 10 năm tới không?
Như tôi đã nói, mọi người không mất công việc của họ - mà là những công việc và công ty đang dần biến mất. Rất may là tôi đã nghe người cha giàu có của tôi và trở thành một doanh nhân chứ không phải là trở thành một người lao động như người cha nghèo của tôi muốn.
Phần lớn mọi người ngày nay nhận ra rằng kiến thức được nhân đôi trong vòng 18 tháng . Điều đó có nghĩa là cứ mỗi 18 tháng, chúng ta trở nên lạc hậu? Có thể là như vậy. Riêng cá nhân tôi, nó làm tôi thấy nhu cầu cần nhận thức rõ ngày hết hạn cho ý tưởng của mình, và cập nhật chúng thường xuyên.
Vài người cùng độ tuổi như tôi rất lo lắng về tài chính bởi vì họ họ có những ý tưởng già cỗi của thời đại công nghiệp mà họ không bao giờ chịu cập nhật: muốn công việc ổn định, tính toán lương hưu để đảm cho cuộc sống, tin tưởng vào sự bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Với những tư tưởng đó của thời đại Công nghiệp, họ sẽ phải nỗ lực để sống sót trong thời đại Thông tin.
Đó là một sai lầm lớn. Phần lớn thu nhập của công ty tôi là từ Web, mặc dù tôi vẫn còn sử dụng điện thoại. Công ty tôi tồn tại được bởi vì chúng tôi đã biết đánh giá cao những ý tưởng của những người trẻ hơn chúng tôi và tôi nhận ra rằng sự hiểu biết của tôi thì đã quá lỗi thời.
Những ý tưởng kinh doanh sống mãi với thời gian
Mặc dù có nhiều ý tưởng kinh doanh được đưa ra hàng ngày, vẫn có những ý tưởng kinh doanh có giá trị trong mọi thời đại và mọi lĩnh vực. Sau đây là một vài ý tưởng đó:
- Hãy say mê sản phẩm và thương hiệu của bạn. Một thương hiệu sẽ chết khi người lãnh đạo ngừng say mê hoặc mục đích của ông ta đơn giản chỉ là kiếm tiền.
- Xây dựng một cộng đồng. Người doanh nhân tốt là người xây dựng cộng đồng, hành động với cộng đồng và cống hiến cho sự thịnh vượng của cộng đồng. Nếu bạn cống hiến cho cộng đồng của bạn thì nó sẽ cống hiến lại cho bạn.
- Giao tiếp rõ ràng, minh bạch. Hãy nói bằng ngôn ngữ của khách hàng. Đừng cố gắng tỏ ra thông minh hơn khách hàng bằng cách nói ngững từ chuyên môn.
- Hãy nói bằng sự thực, đừng giả dối..Trong kinh doanh, có nhiều người sẽ nói bất kỳ điều gì miễn là họ lấy được tiền từ bạn.
- Hãy là một người bình thường. Đừng sợ nói “tôi không biết” hay “bạn có thể giúp tôi không?”. Nếu bạn là một người lãnh đạo tốt, mọi người sẽ vui vẻ giúp đỡ bạn xây dựng công việc kinh doanh của bạn.
Bây giờ và cả sau này, chúng ta cần cẩn thận khi lắng nghe người khác. Một người lớn tuổi hơn bạn không có nghĩa là họ sẽ thông minh hơn bạn. Những ý tưởng của họ có thể là tốt cho ngày hôm qua, nhưng nó có thể đã là lạc hậu vào ngày mai.

Người giàu nhất thế giới có hạnh phúc không?


Khi được hỏi: “Ông nhận định thế nào là hạnh phúc? Điều gì trong cuộc sống làm ông hạnh phúc nhất?”, Warren Buffett đã trả lời:
Tôi tận hưởng những gì mình làm. Tôi nhảy chân sáo đến sở làm mỗi ngày. Tôi làm việc với những người tôi quý mến, làm những việc tôi yêu thích. Tôi dành thời gian nghĩ về tương lai, không phải về quá khứ. Tương lai thật lý thú. Như Berteand Russell đã nói: “Thành công là có được thứ bạn muốn, còn hạnh phúc là muốn thứ bạn có”.
Tôi đã may mắn trúng số độc đắc mời được chào đời, và các bạn cũng vậy. Cứ tập trung vào cái mình không có là một sai lầm tai hại. Với những tài năng mà tất cả chúng ta sở hữu, nếu bạn thấy không hạnh phúc thì đó là lỗi của bạn.
Tôi biết có nhiều người trong sách 400 người giàu nhất của tạp chí Forbes mà con cái chẳng thèm che chở cho họ”.
Warren Buffett sống giản dị, quá giản dị so với những cá nhân siêu giàu có tài sản không thể bằng ông. Vẫn ở trong căn nhà đã mua cách đây 50 năm, ngôi nhà không có hàng rào bao quanh, chỉ có 3 phòng và cũng chẳng có những thiết bị tối tân hay đồ trang trí nội thất siêu hoàng tráng, hết giờ làm việc, ông giống như một doanh nhân bình thường, thư giãn bằng cách xem tivi và ăn bỏng ngô. Ông khuyên những người trẻ: “Tiền không làm nên con người, mà con người làm ra tiền. Đừng phí tiền cho những thứ không cần thiết. Hãy chi tiêu thật hợp lý”.
Nụ cười và gương mặt Warren, cuộc sống của ông, có thể làm cho rất nhiều người tán đồng với quan điểm, “ông là người hạnh phúc”, nhưng rõ ràng, niềm hạnh phúc của người đàn ông giàu nhất thế giới đã không được quyết định bởi 62 tỷ USD mà ông sở hữu.

Người giàu có và nổi tiếng đã khởi nghiệp thế nào?


Bạn là người của những đam mê và hoài bão lớn lao, nhưng bạn lại bị bó buộc trong một công việc nhàm chán và tẻ nhạt? Bạn thất vọng về bản thân mình và đang loay hoay tìm một hướng đi khác?
Hãy bình tĩnh nào, “vạn sự khởi đầu nan” mà. Bạn có biết rằng cả những người rất giàu có lẫn nổi tiếng đã từng khởi nghiệp từ những công việc bình thường nhất?
Chẳng hạn như Michael Dell, sáng lập viên kiêm chủ tịch tập đoàn sản xuất máy tính Dell đã từng cặm cụi rửa chén bát trong một nhà hàng Trung Hoa với mức lương chỉ 2,3 đôla một giờ. Bill Gates, người giàu có nhất thế giới hiện nay, đã từng chạy ngược chạy xuôi để lo những việc vặt trong trụ sở quốc hội Hoa Kỳ. Hay như William Watkins, giám đốc điều hành của Seagate Technology, đã phải miệt mài trực ca đêm tại một bệnh viện thần kinh trong những ngày đầu gian khó ấy. Và Sidney Kimmel, giám đốc điều hành của Jones New York, chỉ là một nhân viên giao nhận hàng của hãng Morton Manufacturing.
“Công việc cực kinh khủng, nhưng tôi lại thấy mình có cơ hội phát triển ở đó.” - Kimmel nhớ lại “thuở hàn vi” của mình.
Dell cũng thầm cảm ơn những kinh nghiệm từ những ngày “chân ướt chân ráo” làm việc ở nhà hàng Trung Hoa: “Ông chủ nhà hàng là một người rất khôn khéo. Hôm nào tôi đi làm sớm một chút là ông nhận ra ngay, và thể hiện sự quan tâm rất đúng mực. Ông luôn niềm nở và phục vụ tận tình những thực khách của mình.”
Michael Drasny, chủ tịch danh dự kiêm sáng lập viên của tập đoàn máy tính CDW, nói về bài học kinh nghiệm bổ ích ngay từ “thuở lên 10”: “Tôi được hàng xóm thuê để dọn dẹp mớ gỗ vụn sau khi xây nhà. Tôi nhờ thêm mấy “chiến hữu” gần nhà để phụ giúp. Xong việc, tôi mời cả nhóm đi ăn kem 31 mùi. Từ đó, tôi học được một điều là mình không thể làm gì hiệu quả nếu không có sự trợ giúp của đồng đội.”
Những người nổi tiếng đã thể hiện tư chất thiên phú của họ ngay từ những công việc bình thường đó. Bill Murray ra hẳn ngoài cửa hàng để chào mời khách mua hạt dẻ, Rush Limbaugh liên tục đánh bóng những đôi giầy trong cửa tiệm, Robin Williams đã sáng tạo bằng cách biểu diễn kịch câm ngay trên vỉa hè, hay nhà tạo mẫu lừng danh Tommy Hilfiger đã rong ruổi trên chiếc xe tải để chào bán từng sản phẩm của mình.
Những nhân vật thành công vượt bậc mà chúng ta hâm mộ ngày nay đã không nề hà làm bất cứ việc gì để kiếm kế sinh nhai và theo đuổi ước mơ của họ. Jerry Seinfeld từng bán bóng đèn tròn qua điện thoại; Demi Moore làm việc trong một công ty thu nợ; David Lee Roth của ban nhạc Van Halen phải dọn dẹp giường và làm vệ sinh cho bệnh nhân trong một bệnh viện địa phương; Madonna làm thu ngân tại cửa hiệu Dunkin’ Donuts; Jennifer Aniston làm nữ bồi bàn, Brad Pitt thì chuyên giao tủ lạnh tại nhà cho khách hàng; và vài tháng trước khi thu đĩa nhạc đồng quê đầu tiên, Garth Brooks vẫn còn phải bán hàng trong một cửa hiệu giày ống.
Công việc của họ đôi khi cũng không được suôn sẻ cho lắm: vì thái độ phục vụ không tốt, Mariah Carey từng bị sa thải nhiều lần khi làm người giữ áo khoác và phục vụ trong các nhà hàng.
Và từ những công việc bình thường như thế, nhiều nhân vật đã vươn tới đỉnh cao sự nghiệp : nam tài tử Jack Nicholson được “phát hiện” trong khi làm việc tại phòng giao nhận thư của MGM, hay tác gia Stephen King đã lấy cảm hứng trong khi lau dọn phòng thay đồ để viết tiểu thuyết Carrie.
Chúng ta, những người đang “chập chững” xây dựng sự nghiệp cho riêng mình, có thể học tập gì từ những nhân vật nổi tiếng này?
“Hãy luôn làm việc hết sức của bạn và sẵn sàng phát triển hướng đi cho riêng mình.” Đó là lời khuyên của Carly Fiorina, cựu giám đốc điều hành của hãng Hewlett-Packard. Ông từng làm thư ký cho một công ty cho thuê tài chính sau khi tốt nghiệp trường đại học Stanford, chuyên ngành nghiên cứu lịch sử và triết học trung cổ.
“Bạn phải hy sinh lợi ích trước mắt để đầu tư cho những mục tiêu dài hạn của mình. Những người thành công vượt bậc đã chấp nhận làm những công việc bình thường nhất. Họ nỗ lực hết sức để có thành tích tốt nhất, và từ đó đã gặt hái được nhiều cơ hội phát triển.” - B. Grant Yarber, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của ngân hàng Capital, bổ sung.
Bill Johnson, chủ tịch kiêm giám đốc hành chánh của Progress Energy khuyên nhủ các cô con gái của mình: “Các con hãy theo đuổi những đam mê, mơ ước thật sự của mình. Lúc nào các con cũng phải làm việc hết khả năng của mình, vậy thì tại sao các con không đầu tư thời gian đó để làm những việc mà mình yêu thích?”
Khi còn phục vụ ở một nhà hàng Trung Hoa, Michael Dell đã học được một câu ngạn ngữ mà ông vô cùng tâm đắc: “Hãy làm những việc mà bạn thực sự yêu thích, và bạn sẽ không phải làm việc vất vả một ngày nào trong cuộc đời mình”

Chúa Sinh Người Có Thứ Bậc

Hỏi.- Đức Chúa Trời rất công bình, nếu Ngài đem của cải trong thế gian này chia đều cho mỗi ngưòi, để ai nấy như nhau, không có kẻ giàu, người nghèo, há chẳng tốt hơn lắm sao?
Đáp.- Đức Chúa Trời sanh loài người, có kẻ giàu, người nghèo, mới thành ra thế giới được. Ngài thường lấy sự nghèo hoặc giàu mà báo trả cách ăn ở của người ta: Nếu người mà giữ gìn lòng thành, làm việc nhân đức, ăn cần ở kiệm, chẳng nài khó nhọc, ắt có thể trở nên giàu được; còn nếu là người giàu mà ăn ở hung ác, hãm hại người lành, buông lung xa xỉ, hoang dâm quá độ, vẫn có thể trở nên nghèo. Sự giàu và nghèo xoay vần như vậy đó.
.
Đức Chúa Trời sanh chúng ta ra, mỗi người đều có tay, chân, tai, mắt và trí khôn để làm ăn. Trong thế gian có bốn nghề: sĩ, nông, công, thương. Ví bằng Đức Chúa Trời sanh ra người nào cũng giàu cả, ai là kẻ làm thợ và cày ruộng? Không ai làm thợ, thì đồ dùng lấy ở đâu? Không ai cày ruộng, thì thóc lúa lấy ở đâu? Không có đồ dùng và gạo ăn, người ta sẽ như cầm thú. Lại nếu Đức Chúa Trời sanh ra người nào cũng nghèo cả, lấy ai thuê thợ, lấy ai bỏ tiền kinh doanh? Không người thuê thợ, không người bỏ tiền kinh doanh, kẻ nghèo chắc không chỗ nương nhờ và phải khốn cực lắm. Cho nên Chúa khiến có nghèo, có giàu, người giàu có của, kẻ nghèo có công, nương nhau mà sống. Người xưa có nói: “Quân tử nhọc lòng, tiểu nhân nhọc sức,” chớ có lẽ nào lại đem của cải chia đều cho mọi người?
Vả lại, Đức Chúa Trời dựng nên loài người cũng như thợ gốm nắn nên những chậu lớn, nhỏ, tùy theo việc cần dùng. Cái chậu không thể trách thợ gốm rằng: “Sao đã làm nên tôi như vậy?” Vậy thì, Đức Chúa Trời dựng nên người ta có giàu, có nghèo, chúng ta há nên oán trách Ngài sao? Biết thế, mình giàu hay nghèo, hoặc gặp cảnh ngộ nào, đều vui lòng theo ý Chúa. Sách luận ngữ chép rằng: “Người quân tử lo đạo, chẳng lo nghèo,” có ý hay lắm. Ai có ý ấy, để nhận đạo của Đức Chúa Giê-xu.

Tuesday, March 3, 2009

Bí quyết kiểm soát thời gian

Bạn có bao giờ thử tính xem mình đã phí phạm bao nhiêu thời gian trong một ngày, một tuần, thậm chí trong cả cuộc đời mình chưa. Hãy tìm ra một cách sử dụng thời gian hiệu quả nhất cho mình, và cả những kế hoạch thông minh để chuẩn bị cho thành công trong tương lai của bạn.Bạn nên làm gì với thời gian của mình? Bạn có thực sự đã làm được những điều mong muốn trong một ngày, bạn có thực sự đã dùng thời gian của mình để làm việc, thậm chí đó có thể là những việc không quan trọng chưa? Biết được mình đang sử dụng thời gian như thế nào thực sự rất quan trọng nếu bạn muốn điều khiển mọi việc xảy ra trong cuộc sống của mình. Và dĩ nhiên, việc quản lý thời gian cũng rất quan trọng. Nếu bạn muốn biến giấc mơ của mình thành sự thật thì hãy lên kế hoạch sử dụng thời gian của mình ngay.Bước đầu tiên là bạn phải tìm hiểu xem mình thường dùng thời gian để làm gì. Bạn có thể dành ra một tiếng đồng hồ đề làm việc này. Bạn nên viết ra giấy những công việc thường làm và cả thời gian để thực hiện chúng. Đó có thể bao gồm việc tắm, ăn, coi tivi, nói chuyện điện thoại, nấu nướng, di chuyển, quần áo, làm việc, học hành và những hoạt động khác. Bạn cũng nên để ý xem một ngày mình đã ngủ bao nhiêu tiếng, để xem bạn có ngủ quá ít hay quá nhiều không.Vào cuối tuần bạn nên tự đánh giá tổng quát xem đã dùng bao nhiêu thời gian để xem tivi, hoặc đã phí bao nhiêu thời gian cho những công việc nào khác. Có thể bạn sẽ phải ngạc nhiên vì khoảng thời gian đã bỏ ra cho những việc vô ích. Rất quan trọng nếu như cuối tuần bạn tự hỏi mình một câu: "Có thật sự là tôi nên dùng thời gian của cà cuộc đời mình như tuần vừa rồi?". Phần lớn sẽ trả lời là KHÔNG. Một cuộc nghiên cứu cho thấy, mỗi người Mỹ trung bình bỏ ra 30 giờ để xem tivi. Còn những nhà triệu phú thì bỏ ra khoảng 2 giờ một tuần. Sự khác biệt chính là những người thành công đã và đang sử dụng thời gian của mình vào những công việc có ích, chứ không phải cho việc giải trí đơn thuần.Steven Convey trong cuốn sách First Thing First đã đưa ra một vài nguyên nhân giải thích tại sao người ta hay phí phạm thời gian. Ông chia cách quản lý thời gian ra làm 4 mục nhỏ, gồm: những việc cấp thiết nhưng không quan trọng, những việc quan trọng nhưng không cấp thiết, những việc không cấp thiết nhưng quan trọng và những việc không cấp thiết cũng không quan trọng. Ông giải thích trong cuốn sách của mình là nhiều người sử dụng quá nhiều thời gian của mình cho những việc cấp thiết nhưng không quan trọng đến mức họ cảm thấy chán nản và bỏ cuộc. Điều này khiến họ bắt đầu dùng thời gian vào những việc vô bổ như hút thuốc, uống rượu, xem tivi và nhiều việc tốn thời gian khác. Convey cho rằng nếu một người biết thực hiện theo một kế hoạch bao gồm những công việc như: đi học, phát huy một khả năng nào đó, theo đuổi một sở thích, tập thể dục, đọc những cuốn sách hay... thì sau này sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với một người bình thường muốn điều khiển cuộc sống của anh ta? Nó có nghĩa là: hãy dành thời gian cho những việc thật sự quan trọng. Nghĩa là hãy sắp xếp công việc và hãy lên kế hoạch. Nhiều người phản đối việc lên kế hoạch. Họ cho rằng lên kế hoạch làm mất đi tính tự nhiên của những việc xảy ra ngãu nhiên. Dĩ nhiên nếu những việc xảy ra ngãu nhiên có thể đưa bạn đến được cái muốn đến thì bạn không cần phải bận tâm lo lắng gì về việc lên kế hoạch nữa. Đối với phần lớn trong chúng ta thì việc ngẫu nhiên đó như chờ đợi một sự gián đoạn trong một chuỗi chán ngắt. Lên kế hoạch giúp bạn loại bỏ những điều chán ngắt, và cung cấp thêm những hoạt động bổ ích cho cuộc sống phong phú của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn không thể làm những gì mình muốn làm. Nó có nghĩa là bây giờ bạn lên kế họach cho việc nghỉ ngơi, làm việc, học hành, mở rộng những mối quan hệ... và những hoạt động khác của bạn.

Bí quyết tiết kiệm tiền





Tiết kiệm tiền có thể thực hiện từ những việc rất đơn giản. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.
1. Nếu cứ ba tuần bạn cắt tóc một lần thì bây giờ hãy để từ bốn đến năm lần hãy cắt. Thử tính xem, nếu mỗi lần cắt tóc tốn 10 đô, thì bạn đã tiết kiệm được 70 đô một năm nếu làm theo cách này.
2. Nếu bạn có một chiếc điện thoại di động thì đừng mua phụ kiện cho nó ở các trung tâm điện thoại ngay mà hãy tham khảo giá ở các cửa hàng giảm giá trước.
3. Bỏ thuốc lá đi. Điều này không phải bàn cãi nữa!
4. Tại môt số bệnh viện, trẻ em thường được tiêm chủng miễn phí, bạn thử kiểm tra ở khu vực mình sống xem sao.
5. Hãy tự rửa xe (nếu có thể) thay vì đến cửa hàng.
6. Nếu bạn phải đi thuê nhà thì chúng tôi khuyên bạn hãy trả tiền thuê nhà theo năm bằng cách mỗi tháng bỏ ra một ít tiền. Trả như vậy bạn sẽ tránh được việc tăng giá cho thuê nhà vào giữa năm.
7. Giá thực phẩm hiện nay đang tăng rất nhanh. Để tiết kiệm, bạn có thể chế biến bữa ăn với nhiều loại thực phẩm khác thay thế như: rau, trứng.
8. Nếu bạn rất thích đọc tạp chí, hay sách báo thì hãy cùng đọc với bạn của mình. Mỗi người mua một cuốn rồi sau đó trao đổi với nhau.
Mỗi lần như vậy tuy chúng ta không tiết kiệm được nhiều nhưng “Tích tiểu thành đại”, bạn biết rồi đấy!

Sunday, March 1, 2009

Danh Ngôn Làm Giàu

Danh Ngôn Làm Giàu
Hãy tin một nửa những gì bạn thấy và không tin một tý ti những gì bạn nghe !!
_Corarich_
Nghệ thuật bán hàng là làm cho khách hàng nảy ý muốn mua!!
_Bear Book_
Nghệ thuật kiếm tiền cần có những đức tính sau : Quả quyết , tập trung , dành dụm , tự chủ ; những đức tính đó là nguyên động học của thành công và hạnh phúc .
_Bear Book_
Nếu bạn muốn thành một nhân vật
Chớ có ngại tự khen mình hãy làm cho người trung quân tỉnh giấc
Để người ta biết đến bạn
Bằng không sẽ mất cơ may

_S.Gilbert_
Nghèo hèn sinh ra cần kiệm , cần kiệm sinh ra giàu sang , giàu sang lại sinh ra kiêu kì xa hoa , Kiêu kì xa hoa lại sinh ra nghèo hèn .!!
_Tục ngữ TQ_
Kẻ có tài hơn người tất có dục vọng hơn người . Tài hơn người , tình dục hơn người mà không có lòng để tự trị lấy mình , thì chỉ làm tôi tớ cho tình dục .
_Lương Khả Siêu_
Kẻ nghèo mà yên phận thường hay khinh những người phú quý không ra gì!!

Bí quyết kiếm tiền của người giàu có nhất thế gian
"Con có thấy một người cần mẫn trong công việc của mình không? Người ấy sẽ đứng trước mặt các vua, chứ không phải trước mặt những người tầm thường đâu", câu nói tưởng chừng đơn giản của vị vua trị vì đất nước Do Thái - Solomon lại là bí kíp giúp ông trở thành người giàu có nhất thế gian.
Bill Gates thành công nhờ vận dụng châm ngôn của Solomon.
Vua Solomon có thể giúp bạn hạnh phúc hơn, thành công hơn và giàu có hơn như thế nào? Toàn bộ bí kíp này sẽ có trong cuốn sách "Người giàu nhất thế gian" của tác giả Steven K.Scott.
Hãy tưởng tượng tiền lương của bạn đang ở dưới mức trung bình được tăng lên hơn 600.000 đôla một tháng. Hãy tưởng tượng trong sáu năm sau khi tốt nghiệp đại học, bạn đã mất việc tới 9 lần và khi bắt đầu công việc thứ mười, bạn thực hiện thành công hàng loạt thương vụ trị giá hàng triệu đôla, đạt doanh thu hàng tỷ đôla. Hãy tưởng tượng bạn đã làm được tất cả những điều này nhờ các lời dạy của Solomon trong sách Châm Ngôn của kinh Cựu Ước. Vậy chúng ta hãy làm một phép so sánh:
Quá khứ: Thu nhập thấp hơn một nửa mức thu nhập trung bình của một người Mỹ.
Tương lai: Thu nhập mỗi năm tăng từ 18.000 đôla lên hơn 7 triệu đôla.
Quá khứ: Doanh nghiệp thất bại, vô phương cứu chữa (tỷ lệ thành công là 0%).
Tương lai: Tỷ lệ thành công trung bình trong 29 năm sự nghiệp của hơn 60% doanh nghiệp trong một ngành công nghiệp chỉ đạt dưới 1%.
"Những gì xảy ra khi làm trái lời khuyên của Solomon khiến tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự đúng đắn của chúng", Steven K.Scott viết. Sau ba lần không nghe theo lời cảnh báo của Solomon, ông đã mất hàng triệu đô la vì những quyết định đầu tư sai lầm, trong khi nếu làm theo thì ông đã không mất một xu nào.
"Tôi bỏ qua lời khuyên của Solomon về những mối quan hệ và phải chứng kiến kết cục đáng buồn của cuộc hôn nhân rất tuyệt vời của mình. Sau đó, khi làm theo lời khuyên của ông, tôi đã hàn gắn lại với vợ và cuộc sống vợ chồng tôi ngày nay hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Nếu việc làm theo lời khuyên của Solomon chỉ có tác dụng một vài lần, chúng ta sẽ coi đó là sự trùng hợp. Nếu bỏ qua lời khuyên và lời cảnh báo của ông, chúng ta gặp phải một số trở ngại không đáng kể, chúng ta sẽ xem đó là tình cờ. Tuy nhiên, khi làm theo lời khuyên của ông, bạn và nhiều người khác liên tục đạt được những thành công quan trọng trong cuộc sống, trong kinh doanh, và ngược lại, nếu không làm theo lời cảnh báo của ông sẽ phải gánh chịu các kết cục tồi tệ, thì thậm chí cả những kẻ hoài nghi nhất cũng phải chấp nhận điều mà các vị vua và hoàng hậu khôn ngoan trên thế giới từng công nhận - Solomon là người khôn ngoan nhất trong lịch sử".
Giống như những quy luật vật lý điều hành vũ trụ, Solomon tiết lộ "quy luật của cuộc sống" ngầm u khiển tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Mỗi khi bạn bước lên máy bay, quy luật vật lý về trọng lực và khí động lực học điều khiển điểm đến cuối cùng của bạn. Nếu hoa tiêu và máy bay vận hành theo những quy luật đó, bạn sẽ đến đích an toàn. Nếu vì một lý do nào đó, chúng không tuân theo các quy luật kể trên, bạn sẽ bắt buộc phải quay về mặt đất.
Dù bạn cảm thấy thế nào về các quy luật này ghét, ưa thích, chú ý đến chúng, chúng vẫn tồn tại, kiểm soát, điều khiển hành trình của bạn. May mắn thay, hoa tiêu, những kỹ sư hàng không, những nhà thiết kế máy bay đã nắm bắt được chúng và sử dụng chúng phục vụ cho lợi ích của con người. Họ có thể tạo ra những chiếc máy bay có vận tốc lớn hơn, an toàn hơn và giúp chúng ta thấy thoải mái trong suốt hành trình. Nếu họ bỏ qua những quy luật này thì không có chiếc máy bay nào có thể cất cánh được.
Nếu trong vũ trụ tồn tại những quy luật vật lý thì trong cuộc sống cũng có các quy luật chính xác và đúng đắn. Dù bạn ghét hay ưa thích chúng, chúng vẫn tồn tại và kiểm soát cuộc sống của bạn. Trong sách Châm Ngôn, Solomon cho chúng ta biết và hướng dẫn cách sử dụng những quy luật này. Những quy luật về trọng lực và khí động học luôn luôn tồn tại, nhưng con người không thể bay nếu không nắm bắt đầy đủ về chúng. Chúng là những kiến thức cơ bản nhất để thực hiện khát vọng bay của con người.
Quy luật của đời sống cũng xưa cũ như bản thân cuộc sống của con người vậy. Nếu bạn không nhận thức được chúng, bạn sẽ tự hạn chế khả năng tìm kiếm hạnh phúc, sự hoàn thiện, mục đích và thành công thật sự của mình. Cũng có nhiều người vô tình hành động theo những quy luật này và đạt được thành công, hạnh phúc ở một mức độ nào đó. Nhưng thông thường, việc thiếu kiến thức về những quy luật nói trên sẽ tạo ra các trở ngại không thể vượt qua trong quá trình tìm kiếm thành công và sự hoàn thiện. Những ai nắm được các quy luật và cách ứng dụng chúng trong chuyến bay của cuộc đời sẽ đạt được mục đích, thành công và hạnh phúc - những thứ mà người khác chỉ dám mơ tới. Cuộc sống lấy mục đích làm động lực sẽ trở thành cuộc sống đạt được mục đích như mong muốn.
Lời cầu nguyện của Solomon
Solomon sinh vào khoảng năm 974 trước Công nguyên. Năm 12 tuổi, ông được cha - vua David − truyền lại ngôi báu. Solomon lo sợ rằng mình không đủ khôn ngoan để trị vì đất nước Do Thái. Theo kinh Cựu Ước, Đức Chúa Trời xuất hiện và phán với Solomon: “Hãy xin điều ngươi muốn ta ban cho ngươi.” Solomon thưa: “Xin Chúa ban cho con sự khôn ngoan và hiểu biết để con lãnh đạo muôn dân vì ai có thể cai trị dân tộc lớn lao này của Chúa”.
Đức Chúa Trời phán rằng: “Vì ngươi có lòng như vậy, không xin giàu có, của cải, danh vọng, mạng sống của những kẻ thù, và cả tuổi thọ cho mình, mà xin sự khôn ngoan và hiểu biết để cai trị muôn dân dưới mình nên ta sẽ ban cho ngươi. Ta cũng sẽ ban cho ngươi của cải, giàu có, danh vọng mà không một vị vua nào trước hay sau ngươi được như vậy”.
Những lời hứa của Đức Chúa Trời đã được thực hiện. Sự khôn ngoan, thành công và của cải của Solomon tăng lên ngoài sức tưởng tượng. Về của cải, nếu đổi ra đồng đôla ngày nay thì vị vua này đã trở thành "nghìn tỷ phú". Ngoài số vàng dự trữ trị giá hàng trăm tỷ đô la theo giá thị trường ngày nay, ông còn sở hữu 4.000 chuồng ngựa, xe ngựa và thuê đến 12.000 người giữ ngựa. Những người trị vì các quốc gia trên khắp thế giới tìm kiếm các lời khuyên của ông và trả thù lao hậu hĩnh. Tuy nhiên, khi vào tuổi trung niên, ông bắt đầu vi phạm những quy luật, nguyên tắc và chiến lược ông đã thu nhận được một cách khôn ngoan trong sách Châm Ngôn. Do đó, thành công và hạnh phúc ông đạt được đã tan thành mây khói. May thay, ông đã sao chép lại phần lớn những quy tắc sống trong sách Châm Ngôn đó.
Giải mã những lời khuyên của Solomon
Mỗi câu châm ngôn đều cho ta một cái nhìn rõ ràng. Giá trị thật sự của một lời châm ngôn ẩn sâu dưới bề mặt của ngôn từ. Solomon đã khuyên chúng ta tìm kiếm sự khôn ngoan và hiểu biết như tìm kiếm vàng bạc hay châu báu ẩn giấu dưới lòng đất. Tức là, chúng ta phải nhìn ra bản chất nằm dưới bề mặt, bối cảnh của câu châm ngôn và sắc thái ngôn từ của tiếng Do Thái trong bản gốc của sách Châm Ngôn. Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể thấy những câu châm ngôn có giá trị hơn khi nhìn từ góc độ ngược lại. Và cuối cùng, chúng ta phải xem xét câu châm ngôn trên quan điểm rộng mở hơn chứ không chỉ dựa vào nghĩa hẹp của ngôn từ. Nếu làm được như thế, chúng ta không chỉ khám phá các quy tắc sống của Solomon mà còn có thể tìm ra những kho báu mà ông nói đến, những kho báu tồn tại mãi mãi bên cạnh sự hữu hạn của đời người.
Tác giả Scott viết: Bản thân tôi không phải là người duy nhất thực hiện được ước mơ nhờ làm theo lời khuyên của Solomon. Tôi thích đọc tiểu sử của những người đạt được thành công phi thường trong lịch sử cũng như trong thế giới hiện đại. Tôi phát hiện rằng, họ thành đạt là vì quan điểm và hành động của họ phản ánh những lời dạy của Solomon, dù có người chưa đọc nó bao giờ. George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, Henry Ford và Thomas Edison từng là độc giả của sách Châm Ngôn.
Khi quan sát cuộc đời của các thần tượng trong thế giới hiện đại như Bill Gates, Sam Walton, Helen Keller, Steven Spielberg và Oprah Winfrey, tôi nhận ra rằng họ cũng thực hiện được ước mơ nhờ làm theo những điều mà Solomon đã khuyên. Tôi cũng từng chứng kiến tai họa ập xuống những con người, những công ty và những quốc gia khi họ làm trái với lời răn của Solomon. Adolf Hitler từng có thể lôi kéo cả một quốc gia bởi người dân ở quốc gia đó đã làm trái với lời răn của Solomon. Mỹ đã bị đánh đuổi khỏi Trân Châu Cảng. Những nhà điều hành của tập đoàn lớn thứ bảy ở Mỹ đã khiến cho nó trở thành tập đoàn lớn nhất bị phá sản trong lịch sử nước Mỹ. Tất cả những điều đó xảy ra cũng do làm trái lời khuyên của Solomon.
Sự khôn ngoan của Solomon sẽ mang đến cho bạn những gì?Vậy quan điểm và lời dạy của Solomon mang lại lợi ích gì cho bạn trong nghề nghiệp, các mối quan hệ, và cuộc sống? Dù bạn nghĩ thế nào, những lời khuyên đó vẫn ích lợi nhiều hơn thế. Khi làm theo lời răn dạy của Solomon, bạn có thể thu được sự hiểu biết; sự chín chắn; sự đánh giá chính xác; sự an toàn; thành công; sức khỏe; tuổi thọ; sự tôn trọng; sự giàu có; sự yêu thích của những người lãnh đạo; những lời khen ngợi và thăng tiến; tài chính dư giả; sự tự tin; cá tính mạnh mẽ; sự dũng cảm; những kết quả phi thường; sự hoàn thiện cá nhân; những mối quan hệ tuyệt vời; một cuộc sống thật sự có ý nghĩa; tình yêu và sự ngưỡng mộ của người khác; sự đồng cảm; sự khôn ngoan thật sự.
Trở thành người duy nhất trong một nghìn người đạt được những thành công phi thường. Khi nỗ lực theo đuổi bất kỳ mục tiêu nào, chúng ta đều có thể đón nhận các kết quả không ngờ tới, hoặc tuyệt vời, tốt đẹp, ổn thỏa, hoặc tồi tệ, khủng khiếp, thảm khốc. Khi ngoài 50 tuổi, tôi đã trải nghiệm tất cả những kết quả này trong cuộc sống, trong công việc và tài chính.
Khi nghiên cứu tiểu sử những người thành công nhất trong lịch sử, tôi phát hiện họ cũng từng trải qua các kinh nghiệm như vậy ít nhất là trong một giai đoạn của cuộc đời. Tuy nhiên, họ đã gặt hái được những kết quả bất ngờ. Họ đạt được điều đó cũng nhờ hiểu và sử dụng một kỹ năng tuy đơn giản nhưng có tác động lớn. Có thể kể tên một số ít người đã sử dụng kỹ năng đó như George Washington, Thomas Jefferson, Benjamin Franklin, Thomas Edison, Clara Barton, John D.Rockefeller, Henry Ford, Sam Walton, Walt Disney, Bill Gates, Oprah Winfrey và Steven Spielberg.
Đáng tiếc, trong 1.000 người thì không có đến một người biết sử dụng kỹ năng nói trên một cách đầy đủ và chính xác. Nhưng may mắn là kỹ năng này rất dễ tiếp thu. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng, không kể xuất thân, trình độ học vấn, hay chỉ số IQ.
Tôi đang nói về một kỹ năng gọi là sự cần mẫn trong công việc. Hầu hết mọi người đều cho rằng họ hiểu sự cần mẫn là gì nhưng điều đó vẫn không đủ so với thực tế. Solomon coi sự cần mẫn là một tính cách quý hiếm như một viên kim cương mười cara vậy. Đó là vì sự cần mẫn trái ngược với bản chất của con người.
Có những tính cách hình thành nên con người. Chúng tạo ra các động lực tự nhiên, các xu hướng, điểm mạnh và điểm yếu. Tuy nhiên, sự cần mẫn không thuộc số đó. Trên thực tế, tính cách phổ biến của con người là ước vọng đạt được sự thỏa mãn ngay lập tức nhưng chỉ phải tốn ít công sức nhất. Đó là bản chất của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đi theo con đường đối mặt với nhiều trở ngại hơn và cần mẫn, chăm chỉ hơn để theo đuổi bất kỳ nỗ lực, dự án, hay mục tiêu nào. Nếu bạn phát triển, nuôi dưỡng sự cần mẫn mà Solomon đề cập, bạn sẽ đạt được những kết quả không ngờ tới ở bất kỳ giai đoạn, lĩnh vực quan trọng nào trong cuộc đời mình.
Quan điểm của Solomon về sự cần mẫn. Từ điển trong máy tính của tôi định nghĩa về sự cần mẫn là "sự nỗ lực bền bỉ, chăm chỉ khi làm việc gì đó". Tôi thích từ "bền bỉ" bởi sự bền bỉ hiển nhiên là một phần của sự cần mẫn. Tuy nhiên theo tôi "chăm chỉ" không phải là thuật ngữ chính xác nhất khi hiểu ý nghĩa lời nói của Solomon. Tôi thích sử dụng cụm từ "làm việc khôn ngoan" hơn. Nếu tôi cố gắng dùng một cái búa để chặt một cái cây, tôi cần phải chăm chỉ. Nhưng đó không phải là sự cần mẫn. Chặt cây bằng búa có thể làm tôi mất hàng giờ, thậm chí hàng ngày trong khi tôi có thể chỉ tốn vài phút nếu sử dụng một cái cưa dài. Tôi không cần phải làm việc quá chăm chỉ mà vẫn khôn ngoan hơn rất nhiều.
Từ điển máy tính cũng liệt kê những từ đồng nghĩa với sự cần mẫn như sự tỉ mỉ, sự tận tâm, sự kỹ lưỡng, và sự cẩn thận. Mặc dù tất cả các phẩm chất đó đều là những khía cạnh quan trọng của sự cần mẫn nhưng chúng không hội đủ ý nghĩa mà Solomon muốn truyền đạt.
Cùng với các phẩm chất trên, để có thể hiểu điều Solomon ngụ ý trong từ "cần mẫn", chúng ta cần biết thêm những từ ngữ mà Solomon sử dụng trong Châm ngôn 20:21: "Ngay cả trẻ con cũng được biết đến qua hành động, trong cách cư xử của chúng, trong sạch hay ngay thẳng." Solomon sử dụng từ "trong sạch" không bao hàm ý nghĩa về giá trị đạo đức hay chủng tộc mà muốn nói về công việc ở dạng thuần khiết nhất của nó.
Từ này giống với một thuật ngữ thuộc ngành mỏ hơn là về chủng tộc (Solomon thường sử dụng những thuật ngữ về mỏ trong các cuốn sách của mình). Hãy hình dung là bạn phải đào mỏ để tìm vàng, bạn sẽ làm gì? Bạn phải đào rất nhiều bùn đất. Bạn tìm thấy một hòn đá to và cho nó vào một lò lửa rất nóng. Các tạp chất sẽ nóng chảy và những gì còn lại sẽ là vàng nguyên chất. Đó là khía cạnh "trong sạch" của sự cần mẫn. Tóm lại, hãy nỗ lực đầu tư từng ngày, từng giờ và từng phút của bản thân để thu được những kết quả trong sạch.
Một khía cạnh khác của sự cần mẫn là "chuẩn xác". Cần mẫn không chỉ là làm việc kiên trì, bền bỉ và khôn ngoan mà còn là làm việc chuẩn xác, nhanh chóng và hiệu quả. Nói cách khác, làm việc đúng tiến độ với tiêu chuẩn cao nhất có thể (bất kể yêu cầu hay kỳ vọng thế nào). Nó cũng có nghĩa là dùng sự sáng tạo, kiên trì và nguồn lực bên ngoài để cố gắng đạt được những thành quả phi thường.
Sự cần mẫn là một kỹ năng có thể học hỏi. Nó bao gồm: sự kiên trì có tính sáng tạo, sự nỗ lực làm việc khôn ngoan và thực hiện chuẩn xác nhằm thu được kết quả cao nhất. Nếu bạn tự nhủ: "Tôi không phải là kiểu người sáng tạo hay kiên trì", tôi sẽ nói rằng bạn có thể trở thành người như vậy bằng cách phát triển kỹ năng cần mẫn của Solomon.
Theo Solomon, bất cứ ai cũng có thể phát triển kỹ năng đó. Hãy nhớ, ông nói rằng: "Ngay cả trẻ con…". Khi phát triển kỹ năng cần mẫn, chúng ta có thể sử dụng nó trong bất kỳ lĩnh vực quan trọng nào của cuộc sống để đạt được những thành quả không ngờ. Chúng ta có thể sử dụng nó để biến cuộc hôn nhân không hạnh phúc thành cuộc hôn nhân tuyệt vời; biến sự nghiệp đã tốt đẹp thành tuyệt vời và thương vụ thất bại thành thương vụ thành công.
Nghe có vẻ phức tạp nhưng đó là do sự cần mẫn bao gồm rất nhiều phẩm chất. Vì thế nó thật sự rất quý hiếm. Chúng ta sẽ thấy dễ hiểu hơn với một minh họa đơn giản sau.
Khi là sinh viên đại học năm thứ nhất, tôi là một chỉ huy trung đội. Chỉ huy của 39 trung đội còn lại đều là những sinh viên năm giữa hoặc năm cuối. Năm nào cũng có một cuộc tranh tài giữa 40 trung đội. Trước cuộc tranh tài, một sĩ quan nghĩ rằng trung đội của anh ta sẽ thắng lớn vì luyện tập cần mẫn từ bảy giờ sáng trong cả năm qua. Anh ta không hề biết rằng, hàng tuần, trung đội của tôi đều có mặt vào sáu giờ sáng và luyện tập hai tiếng chứ không phải một. Anh ta cũng không biết rằng, trong suốt thời gian đó, tôi đã huấn luyện cho trung đội của mình những kỹ thuật rất phức tạp. Ba mươi thành viên của trung đội tôi đều luyện tập cần mẫn để nâng cao các kỹ năng này.
Cho đến khi cuộc tranh tài bắt đầu, chúng tôi đã luyện tập được gấp đôi thời gian. Kết quả mà nhiều người không ngờ tới là trung đội tôi thắng lớn. Tôi trở thành sinh viên năm thứ nhất duy nhất trong lịch sử của trường Đại học bang Arizona chỉ huy một trung đội giành chiến thắng trong cuộc tranh tài huấn luyện hằng năm. Tôi được đặt biệt danh “Thanh niên huấn luyện của năm”, được lái một chiếc máy bay chiến đấu trong 90 phút và được nhận học bổng để trang trải ba năm học còn lại ở trường. Dĩ nhiên, công bằng mà nói, toàn trung đội tôi đều chiến thắng. Chúng tôi làm được điều đó không phải bởi chúng tôi khôn ngoan hơn hay được huấn luyện tốt hơn mà do chúng tôi thật sự cần mẫn.
Lựa chọn con đường ít gặp phải trở ngại nhất là bản chất của con người. Theo Solomon, chúng ta cần được khuyến khích để lựa chọn sự cần mẫn thay vì bản tính tự nhiên "trôi theo dòng nước". Vậy sự khuyến khích ở đây là gì? Ông đã nói, sự cần mẫn thật sự mang lại cho chúng ta các phần thưởng vô giá và nếu thiếu nó chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Sau đây là bảy phần thưởng mà ông hứa hẹn.
Bạn sẽ có được lợi thế vững chắc
Bạn muốn mình sẽ có được lợi thế vững chắc hay một trở ngại lâu dài? Solomon đảm bảo rằng những ai thật sự cần mẫn sẽ nhận được một lợi thế mà người khác không thể có được. Ông nói: "Kế hoạch của người cần mẫn chắc chắn sẽ đưa đến sự dư dật." (Châm ngôn 21:5) Dù chúng ta đang cạnh tranh với các công ty, các cá nhân, hoàn cảnh, hay đơn giản chỉ là thời gian, sự cần mẫn sẽ mang lại cho chúng ta lợi thế có một không hai dẫn đến năng suất, thành quả, của cải, sự hoàn thiện nhiều hơn.
Bạn sẽ kiểm soát hoàn cảnh thay vì để hoàn cảnh kiểm soát bạn
Bạn có muốn ông chủ của bạn hay những người khác sẽ kiểm soát cuộc đời bạn hay không? Solomon nói: "Bàn tay người siêng năng sẽ cai trị nhưng kẻ lười biếng sẽ phải lao dịch." (Châm ngôn 12:24) Người thật sự cần mẫn không chỉ kiểm soát tương lai của mình mà còn đề cao thành tựu của những người xung quanh.
Bạn sẽ đạt được sự đầy đủ thật sự
Người Mỹ ngày nay nợ nhiều hơn và ít tiết kiệm hơn người Mỹ trước đây. Dù chúng ta có bất cứ thứ gì, dường như chẳng bao giờ là đủ. Sự thỏa mãn và sự đầy đủ thật sự cũng hiếm hoi như trúng số vậy. Trái lại, Solomon nói với chúng ta rằng: "Linh hồn kẻ lười biếng mong muốn nhưng chẳng được gì; linh hồn người siêng năng được đầy đủ.” (Châm ngôn 13:4) Khi sử dụng từ "linh hồn", Solomon đề cập đến phần sâu thẳm nhất trong bản thân mỗi người, điểm tựa của tính cách và cảm xúc. Hãy tưởng tượng bạn đang rất thỏa mãn, rất đầy đủ và không cần đòi hỏi một thứ gì khác nữa. Đó chính là sự đầy đủ mà người cần mẫn sẽ được hưởng.
Bạn sẽ được lãnh đạo tôn trọng và chú ý
Trong khi những người khác luôn phải giành giật sự chú ý, người cần mẫn luôn được những người có quyền lực hay người xuất chúng chú ý. Đó chính là điều mà Solomon ngụ ý khi ông nói rằng người cần mẫn trong công việc "sẽ đứng trước mặt các vua" (Châm ngôn 22:29). Thành tựu của họ khiến họ trở thành ngôi sao toả sáng thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.
Nhu cầu của bạn sẽ được đáp ứng
Những người làm việc cần mẫn trong lĩnh vực chuyên môn của mình sẽ đạt được thành công đáng kể để thỏa mãn nhu cầu. Trong Châm ngôn 28:19, Solomon viết: "Người nào cày ruộng mình sẽ được đầy thực phẩm, những kẻ theo đuổi hư không sẽ bị nghèo khó”. Ở đây, ông cũng muốn răn dạy chúng ta rằng, nếu từ bỏ nỗ lực trong lĩnh vực của mình để đi theo những người không có tương lai hoặc làm theo lời khuyên của họ, bạn sẽ chệch hướng trên con đường tìm đến sự hiểu biết. Điều này có nghĩa là đừng để sự hào nhoáng của những con người bề ngoài có vẻ thành công và các kế hoạch làm giàu quá nhanh đánh lừa bạn.
Bạn sẽ đạt được sự thành công ngày càng lớn hơn
Solomon đảm bảo với chúng ta rằng người làm việc cần mẫn sẽ gặt hái thành công ngày càng lớn. Nhưng nếu chúng ta kiếm được tiền quá dễ dàng mà không cần nỗ lực thì số tiền đó rồi cũng sẽ mất đi. Ông nói: "Của cải phi nghĩa sẽ hao mòn nhưng người nào thu góp từng chút sẽ thêm nhiều.” (Châm ngôn 13:11) Dù khó tin, nhưng hầu hết người trúng xổ số đều nhanh chóng mất tất cả khoản tiền thưởng. Thậm chí những người đánh bạc dù may mắn thắng lớn cuối cùng cũng mất hết số tiền đó và kết thúc cuộc đời trong cảnh nợ nần.
Nỗ lực của bạn sẽ đem lại lợi ích
Solomon hứa hẹn rằng mọi lao động cần mẫn đều đem lại lợi ích – đó là đạt được mục tiêu và những phần thưởng về tài chính. Trong Châm ngôn 14:23, ông nói rằng: "Mọi lao động đều đem lại lợi ích nhưng lời nói suông chỉ dẫn đến nghèo khổ." Bạn và gia đình mình sẽ đạt được sự no đủ bằng những nỗ lực trong hôn nhân, trong thực hiện vai trò làm cha mẹ. Bạn cần phải lao động cần mẫn. Bạn cần có tầm nhìn, sự sáng tạo, cam kết và hợp tác có hiệu quả. Về cơ bản, Solomon muốn đưa ra thông điệp: nếu công việc không hiệu quả hoặc hôn nhân không như mong đợi, có thể do bạn chưa nỗ lực hết mình. Sự cần mẫn trong bất cứ lĩnh vực nào cũng luôn mang lại lợi ích cho bạn.
Hậu quả của sự không cần mẫn
Những động lực lớn nhất trong cuộc sống là mong ước có được mọi thứ và lo sợ sẽ mất đi mọi thứ. Solomon khuyến khích chúng ta nên có cả hai động lực đó. Nếu như bảy phần thưởng của ông không khiến bạn có đủ động lực cần thiết để theo đuổi sự cần mẫn thì có lẽ hậu quả của việc không cần mẫn sẽ thúc đẩy bạn tiến lên.
Bạn sẽ luôn luôn gặp phải những trở ngại không thể vượt qua
Người cần mẫn dành tất cả thời gian họ cần để hoạch định, chuẩn bị và hoàn thành công việc thật xuất sắc trong khi người không cần mẫn thì không thể. Họ có xu hướng "bắn trượt" và kết quả là họ sẽ thất bại. Solomon nói: "Kế hoạch của người cần mẫn chắc chắn sẽ đưa đến dư dật nhưng mọi kẻ hấp tấp sẽ gặp phải sự thiếu thốn." (Châm ngôn 21:5)
Tôi từng năm lần làm mất khoản tiết kiệm của mình vì hành động hấp tấp. Hai lần đầu, tôi mất 20 nghìn đô la mỗi lần. Ba lần tiếp theo, tôi mất đến hàng triệu đô la. Tương tự, con trai tôi cũng đã mất một khoản tiền tiết kiệm khi hành động hấp tấp và không nhờ tôi hay những người khác tư vấn. Nếu cả hai chúng tôi đều hành động cần mẫn thay vì hấp tấp thì con trai tôi đã có một tài khoản tiết kiệm khá lớn, còn tôi đã có thêm hàng triệu đô la trong tài khoản.
Bạn sẽ bị điều khiển
Không ai muốn bị một người khác kiểm soát cuộc sống của mình. Tuy nhiên, Solomon nói rằng: "Bàn tay người siêng năng sẽ cai trị nhưng kẻ lười biếng sẽ phải lao dịch." (Châm ngôn 12:24) Ai sẽ là người quyết định tương lai của bạn? Bạn sẽ kiếm được bao nhiêu tiền? Bạn sẽ được thăng chức, bị bãi nhiệm hay bị sa thải? Thậm chí, đối với doanh nghiệp, nếu không cần mẫn, họ sẽ bị chính khách hàng và đối thủ cạnh tranh điều khiển.
Bạn luôn mong muốn nhưng không bao giờ đạt được điều gì
Trong khi người cần mẫn cảm thấy những nhu cầu cao nhất của họ được thỏa mãn và hết sức mãn nguyện, người không cần mẫn luôn mong muốn nhưng không đạt được điều gì. Trong Châm ngôn 13:4, Solomon không chỉ nói với chúng ta rằng linh hồn của người siêng năng được đầy đủ, ông còn răn rằng "linh hồn kẻ lười biếng mong muốn nhưng không được gì”. Với những kẻ thiếu cần mẫn, cuộc sống sẽ không bao giờ được đầy đủ.
Bạn sẽ trở thành người thiếu hiểu biết
Ngày nay, trên các kênh truyền hình, chúng ta thấy nhiều người hứa hẹn rằng bạn sẽ giàu có mà không phải bỏ ra chút công sức nào. Bạn có thể mua bất động sản mà không cần phải bỏ tiền hay kiếm được hàng nghìn đô la trong những vụ giao dịch chứng khoán dù không có một xu nào trong tài khoản tiết kiệm... Solomon cảnh báo rằng những người làm ăn theo kiểu chộp giật và theo đuổi các kế hoạch làm giàu nhanh chóng chỉ là những kẻ ngu dốt. "Người nào cày ruộng mình sẽ được đầy thực phẩm, nhưng kẻ theo đuổi hư không sẽ bị nghèo khó." (Châm ngôn 28:19)
Tài sản và những gì đảm bảo cho cuộc sống của bạn sẽ nhanh chóng biến mất. Của cải phi nghĩa sẽ hao mòn nhưng người nào thu góp từng chút sẽ có thêm nhiều (châm ngôn 13:11).Solomon chỉ ra hai cách làm giàu trái ngược nhau: những người trở nên giàu có nhờ nỗ lực làm việc cần mẫn và những người làm giàu mà không phải bỏ ra chút công sức nào. Trong Châm ngôn 13:11, ông răn rằng những ai làm giàu phi nghĩa thì của cải cuối cùng cũng sẽ hao mòn.
Kết quả cho những nỗ lực của bạn chỉ là con số 0
Người cần mẫn luôn làm việc hết mình trong khi người khác liên tục nói về những gì họ sẽ làm vào một ngày nào đó. Nói ra thì quá dễ dàng mà không cần sự nỗ lực nào trong khi làm việc cần mẫn luôn đòi hỏi nỗ lực lớn. Khi người cần mẫn thu được lợi ích từ nỗ lực của mình thì những kẻ ba hoa, khoác lác chỉ làm lãng phí thời gian của bản thân và người khác. Đó là lý do vì sao Solomon nói trong Châm ngôn 14:23: "lời nói suông chỉ dẫn đến nghèo khổ".
Làm thế nào để có được sự cần mẫn thật sự trong cuộc sống
Solomon đưa ra bốn bước mà ai cũng có thể sử dụng để trở thành người cần mẫn. Tuy nhiên, có một trở ngại rất lớn mà chúng ta phải vượt qua. Đó là xu hướng cố hữu trong chúng ta khi lựa chọn con đường ít gặp trở ngại nhất.
Tính lười biếng thuộc về bản chất của con người. Hầu như không ai tự nhận mình là kẻ lười biếng. Nhưng sự thật là tất cả chúng ta đều có mầm mống của tính lười biếng. Nếu không xử lý tính cách này, chúng có thể lấy đi tất cả tiềm năng trong cuộc sống của chúng ta. Thông thường, chúng ta đối mặt với hạt giống của sự lười biếng trong một lĩnh vực nào đó của đời sống, như công việc hay sự nghiệp, và không quan tâm đến những lĩnh vực còn lại, ví dụ như hôn nhân hay mối quan hệ với con cái. Tôi từng quen biết những người có gia tài kếch sù nhưng lại không hạnh phúc trong hôn nhân. Sự cần mẫn không phải như vậy. Solomon đưa ra cách giải quyết những hạt giống của tính lười biếng và thay thế chúng bằng những hạt giống của sự cần mẫn.
Theo Solomon, có bốn nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự lười biếng là tự cho mình là trung tâm, tính kiêu ngạo (tự mãn), sự dốt nát và vô trách nhiệm. Ông thường kết hợp hai tính cách cuối và gọi chung là sự ngu ngốc

NGHE THUAT TRO THANH NGUOI GIAU CO


Nghệ thuật trở thành người giàu có
Làm giàu là một vấn đề thuộc kỹ thuật và trạng thái tinh thần. Nó phải được làm quen từ khi còn bé. Những bài học sau đây rút ra từ một cuốn sách đang bán rất chạy ở thị trường Mỹ, Rich dad, poor dad (Cha giàu, cha nghèo) của Robert Kiyosaki, con trai một người bố giàu kiến thức nhưng nghèo tiền của.

"Cha giàu, cha nghèo", cuốn sách về nghệ thuật làm giàu thuộc hàng best-seller ở Mỹ và cũng đang được ưa chuộng ở VN
Với kinh nghiệm đúc rút từ người cha đẻ giàu kiến thức nhưng nghèo tiền của ấy và vốn kiến thức mà người cha nuôi giàu có truyền cho, Robert Kiyosaki đã trở thành người tự lập rất thành công.
Mua sắm khi mình có khả năng tự thưởng
Một ngày nọ, với vẻ bất bình hiện rõ trên mặt, người hàng xóm bước sang nhà Kiyosaki tâm sự. “Thằng con trai của tôi muốn tôi mua cho nó chiếc xe. Nó nói tất cả các bạn nó đều đã có xe riêng. Ông khuyên tôi phải làm gì đây?”.
Kiyosaki trả lời: “Hãy đưa cho con trai bạn 3.000 đôla, món tiền vừa đủ để mua một chiếc xe nhưng dặn nó dùng món tiền này mà đầu tư vào cổ phiếu công ty ở thị trường chứng khoán và chỉ được phép mua xe khi từ số vốn ấy nó có thêm 3.000 đôla phát sinh”. Từ đó trở đi, chàng thanh niên con nhà hàng xóm đã trở thành một chuyên gia đầu tư cổ phiếu, chưa mua xe vì còn kỳ vọng có nhiều tiền hơn để mua xe đắt tiền hơn.
Sống không sợ thiếu tiền
“Có rất nhiều người muốn làm được thật nhiều tiền vì lúc nào họ cũng sợ sẽ thiếu tiền”, Robert Kiyosaki cho biết. Thật ra, nếu họ lao vào việc làm ăn với tâm trạng như thế thì chắc chắn sẽ phải nhận lãnh nhiều thất vọng. “Vì đến một lúc nào đó họ sẽ sợ bị mất ngôi nhà đẹp, chiếc xe sang, thậm chí cả tài sản đã gom góp được cũng tiêu tan. Họ tưởng lầm rằng có nhiều tiền sẽ đánh tan được nỗi lo sợ bị thiếu tiền”.
Để tránh bị thiếu tiền, mất tiền, họ sẽ không dám đầu tư, ngại lập nghiệp riêng mà chấp nhận suốt đời chỉ là anh làm thuê. “Không ai có thể giàu lên được nếu chỉ mãi là một nhân viên ăn lương tháng”.
Tránh đầu tư vào dự án “ngốn vốn lớn”
Bạn giải thích cho con trai mới lớn rằng bạn vừa thực hiện một vụ đầu tư quan trọng bằng cách mua nhà trả chậm. Sai lầm. Bạn đã lừa chính mình vì việc ấy thực ra là hành động tự máng nợ vào cổ, chuốc thêm một nguồn chi từ thu nhập vốn đã khiêm tốn của bạn. “Khi có ít tiền thì nên suy tính kỹ phải dùng nó vào việc gì có nhiều khả năng sinh lợi nhất, dù là lợi nhuận khiêm tốn, mà ít rủi ro nhất.
Ở các thị trường phát triển, chẳng có gì đảm bảo hơn là cổ phiếu công ty rao bán ở thị trường chứng khoán, hoặc đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ. Tuyệt đối phải tránh các nguồn đầu tư ngốn vốn, chẳng hạn như sưu tập tranh, xe cổ…”, Kiyosaki giải thích.
Tránh xa dự án đầu tư “chiếm hết thời gian”
Buổi ban đầu của những ai tham gia vào lĩnh vực đầu tư bất động sản, dự án tài chính lớn hoặc góp vốn cho công ty nhỏ và vừa cũng đều lấy làm phấn chấn, thích thú. Nhưng chẳng bao lâu, họ sẽ thấy mình trở thành “nô lệ” của những dự án đầu tư ấy. Chúng chiếm hết thời gian cuộc sống hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.
“Nếu còn phải chu toàn công việc khác để tiếp tục có thu nhập bình ổn, bạn phải tránh xa các dự án đầu tư kiểu ấy mà nên chọn góp vốn vào những cơ hội nào chỉ đòi hỏi sự tập trung chú ý và theo dõi của bạn lâu lâu một lần. Như vậy hãy chọn người, cơ sở đáng tin cậy mà gửi cho số vốn khiêm tốn của bạn, để lâu nó sẽ trở thành món tiền khá lớn đấy”, Robert Kiyosaki khuyên.
Tự làm
Khi có khả năng và điều kiện thì hãy tự mình gánh vác công việc đầu tư mới, đừng ngại thử thách, hãy tránh các tay môi giới, những người trung gian. Khi bắt đầu tự làm thì cũng biết cách cho đi. Hãy biết làm phúc ngay cả khi bạn ít tiền nhất, rồi sẽ thấy được cuộc đời trả cho thật hậu hĩ, thật sớm.
Mở rộng chân trời
Đam mê của Kiyosaki là đóng tiền tham dự các giờ thuyết trình, buổi trình bày bởi các chuyên gia ở từng lĩnh vực tài chính, bất động sản, văn học, giải trí, du lịch… “để trau dồi kiến thức, mở rộng chân trời hòng có thể tự mình dễ dàng kiểm tra chéo những thông tin nhận được, phát hiện được liên quan đến một cơ hội làm ăn nào đó”.
Còn ông Marc Fiorentino, 45 tuổi, chủ tịch công ty Euroland Finance kể rằng để làm giàu thì phải có đam mê và không ngượng khi kiếm lời từ đam mê. “Tôi rất thích đọc báo, tuần nào cũng đọc khoảng 20 tờ báo và tạp chí để thu thập thông tin, phối kiểm chúng và tập trung hiểu biết để làm giàu”.
Biết “đánh hơi” và tìm cơ hội
Rảo bước ngoài đường phố cũng là cách thức hay để “đánh hơi” được những xu thế và từ đó rút ra cho mình những cơ hội. Kiyosaki kể rằng chính trong những lần chạy bộ tập thể dục buổi sáng mà ông đã có được những “thời cơ” làm ăn thành công nhất. “Cơ hội đến có khi từ một tấm biển rao bán thứ gì đó”, ông nói.
Biết vấp té và đứng lên 100 lần
Khi con của bạn thổ lộ dự án đầu tư đầu tiên của nó, ngay lập tức nó sẽ nhận được cơn mưa lời khuyên, lời cảnh báo, lời nhắc nhở… mà đa phần đều có mục đích làm nhụt chí đứa bé mà thôi. “Để thành công, trước nhất mỗi người chúng ta đều phải có vài lần nếm mùi thất bại”, Kiyosaki nói. “Điều quan trọng là sau mỗi lần vấp té, bạn phải biết gom sức đứng lên cho mạnh hơn, vững chắc hơn”.
Ông Marc Simoncini, 42 tuổi, tác giả cuốn Con trai của ta, con sẽ là người giàu có (Tu seras un homme riche, mon fils; nhà xuất bản Bourin Éditions), tâm sự: “Tôi đã bị đập vào mặt mình 50 cánh cửa rồi mới biết được thế nào là sự thành công. Nó đã giúp tôi nhận thức được giá trị của sự thành công, giúp tôi biết tránh lao mình vào những dự án chưa xem xét thật kỹ lưỡng.
Trong 11 năm, cứ vào ngày 20 mỗi tháng, tôi lại bấn lên vì không biết lấy đâu ra tiền mà trả lương cho nhân viên, tôi đã ba lần phải bán xe của mình để làm việc ấy”. Simoncini hiện là tổng giám đốc cổng vào internet iFrance và địa chỉ web meetic.fr.